Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích

Benefits Received Rule

Benefits Received Rule

Hình minh họa

Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích (Benefits Received Rule)

Khái niệm

Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích trong tiếng Anh là Benefits Received Rule.

Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích có hai định nghĩa liên quan, một là lí thuyết về thuế và hai là qui định về thuế:

1. Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích là một lí thuyết về sự công bằng thuế thu nhập cho rằng mọi người nên nộp thuế dựa trên lợi ích mà họ nhận được từ chính phủ.

2. Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích là một qui định về thuế nói rằng một nhà tài trợ nhận được lợi ích hữu hình từ việc đóng góp từ thiện thì giá trị của lợi ích đó phải được trừ đi như là một khoản khấu trừ thuế thu nhập.

Nội dung về nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích

Nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích được cho là hấp dẫn vì sự công bằng dễ thấy của nó ở chỗ những người hưởng lợi từ dịch vụ nên là người trả tiền cho dịch vụ đó. 

Tuy nhiên, đây không phải là cách hệ thống thuế hoạt động ở Hoa Kỳ. Hệ thống thuế của Hoa Kỳ là một hệ thống "lũy tiến" hay "theo khả năng thanh toán", nghĩa là những người kiếm được nhiều tiền hơn có xu hướng nộp thuế ở mức cao hơn và những người kiếm được ít tiền hơn có xu hướng nộp thuế ở mức thấp hơn hoặc thậm chí nhận được lợi ích từ người đã nộp thuế trong khi không phải trả thuế.

Theo định nghĩa đầu tiên về nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích, những người ủng hộ tin rằng những người nộp thuế sử dụng các dịch vụ cụ thể với số tiền không tương xứng sẽ phải trả thuế cao hơn cho những hàng hóa hoặc dịch vụ đó so với những người nộp thuế không sử dụng chúng.

Ví dụ, người nộp thuế sở hữu hoặc sử dụng ô tô phải trả nhiều thuế để bảo trì đường hơn so với người không sở hữu hay sử dụng ô tô. Tuy nhiên, rất khó để phân biệt hàng hóa và dịch vụ nào là tốt cho việc bảo trì và việc làm này là dành cho người dân cả nước chứ không dành cho một cá nhân riêng lẻ.

Theo định nghĩa thứ hai về nguyên tắc thụ hưởng theo lợi ích, một cá nhân phải đưa phần đóng góp của mình vào khoản khấu trừ thuế để phản ánh giá trị thực của khoản đóng góp.

Ví dụ, nếu Jane mua vé 500 đô la cho buổi tiệc gây quĩ phi lợi nhuận và nhận được bữa tối trị giá 100 đô la thì cô ấy sẽ có khoản tiền 400 đô la khấu trừ thuế. Về mặt lí thuyết, qui tắc này có thể giúp kiềm chế các nỗ lực tránh nộp thuế bằng cách quyên góp tiền cho các mục đích khấu trừ thuế.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: