Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
Risk return trade off
Hình minh hoạ (Nguồn: kromtech)
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
Khái niệm
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận trong tiếng Anh được gọi là risk return trade off.
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận phát biểu rằng rủi ro của một khoản đầu tư càng cao thì lợi nhuận mà nhà đầu tư kì vọng, mong đợi thu được từ khoản đầu tư đó cũng càng lớn, và ngược lại.
Trong thực tiễn, các nhà đầu tư thường rất lưu tâm đến yếu tố rủi ro của một khoản đầu tư. Thông thường, họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro cao khi họ trông thấy được cơ hội về việc sẽ thu được một mức lợi nhuận cao hơn so với bình thường từ việc đầu tư đó.
Phần lợi nhuận tăng thêm này chính là phần thưởng cho việc nhà đầu tư đã dám đương đầu với rủi ro.
Trong trường hợp, phần lợi nhuận tăng thêm không đủ hấp dẫn, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ qua các khoản đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao, để lựa chọn một khoản đầu tư khác có lợi nhuận thấp hơn nhưng rủi ro ít hơn nhằm đảm bảo sự an toàn, chắc chắn và ổn định cho hoạt động của mình.
Như vậy, có thể thấy, giữa rủi ro của một khoản đầu tư và lợi nhuận kì vọng có mối quan hệ thuận chiều với nhau.
Trong quản lí tài chính
Quản lí tài chính phải được dựa trên mối quan hệ như vậy giữa rủi ro và lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các phương án đầu tư khác nhau tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kì vọng mà họ mong muốn. Khi họ bỏ tiền vào những dự án có mức độ rủi ro cao, họ hi vọng dự án sẽ đem lại một mức lợi nhuận lớn.
Cần lưu ý rằng: Việc đầu tư vào một dự án nhiều rủi ro không đồng nghĩa với việc sẽ thu về được một mức lợi nhuận lớn (chỉ là có khả năng thôi).
Ví dụ thực tế
Trong thực tế, có vô vàn các ví dụ minh chứng cho nhận định này, điển hình cho sự thành công là việc xây dựng kênh đào Panama của các công ty Mỹ (Trước đó, công ty Wyse của Pháp đã phải bỏ dở công việc.
Việc tiếp nối công việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro: chưa kể tới khoản đầu tư khổng lồ trên 400 triệu USD theo thời giá lúc đó, địa chất phức tạp, khí hậu khắc nghiệt..., chỉ cần tính riêng về lao động, đã có hàng nghìn người chết vì tai nạn lao động), sự chấp nhận mạo hiểm, đương đầu với rủi ro và thành công đã mang về cho các nhà đầu tư những món lợi nhuận khổng lồ.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các ví dụ về sự thất bại, ví dụ sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ của nhà máy bauxite Ajka (Hungary) gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Vấn đề khi vận dụng
Vận dụng nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận vào quản trị doanh nghiệp đòi hỏi nhà tài chính phải quán triệt được hai vấn đề cơ bản sau:
- Nếu hai cơ hội đầu tư có mức tỉ suất lợi nhuận kì vọng như nhau, thì doanh nghiệp nên chọn cơ hội đầu tư có rủi ro thấp hơn.
- Nếu hai cơ hội đầu tư có mức rủi ro như nhau, thì doanh nghiệp nên chọn cơ hội đầu tư có tỉ suất lợi nhuận kì vọng cao hơn.
(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?