Tin mới
  • Vừa nhận nhận án phạt 2,2 tỷ do vi phạm thuế, VSH bị cắt margin

  • 12 đối tượng nào không phải chịu thuế VAT?

  • Tập đoàn Xuân Thiện 'nhảy' vào thị trường tài chính, Chủ tịch Xuân Thiện chi 500 trăm tỷ gom cổ phiếu một công ty chứng khoán

  • Dự báo giá xăng ngày mai (3/7) giảm từ 1.200 - 1.400 đồng/lít

  • VN-Index bật tăng hướng về mốc 1.400 điểm, tâm điểm thuộc về nhóm chứng khoán

  • Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại trong tháng 6, nguy cơ suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Mỹ

  • Tập đoàn Everland bị phạt hơn 667 triệu đồng do loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán

  • Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh

  • Tập đoàn Dabaco: Lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng, gấp 4,6 lần cùng kỳ

  • Ngân hàng Nhà nước 'chốt' lãi suất vay mua nhà ở xã hội thấp hơn 1-2% so với lãi bình quân của Big 4, ưu đãi 15 năm

  • Giá vàng 6 tháng cuối năm sẽ thiết lập kỷ lục mới hay không: Nhận định trái chiều từ FOREX, BofA Securities, Citibank, JPMorgan, CBS, Motley Fool

  • Dự báo thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng, thế giới thấp thỏm Mỹ 'quay xe'

  • Dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu của Trump: Thượng viện thông qua, Hạ viện chia rẽ, nợ công Mỹ có thể tăng thêm 3.300 tỷ USD

  • Google ký thỏa thuận mua năng lượng nhiệt hạch lớn nhất từ trước đến nay, tăng nhiệt cuộc đua Mỹ - Trung làm chủ loại năng lượng sạch này

  • Gần 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư vận động giữ nguyên các yêu cầu báo cáo và thẩm định ESG của EU

  • Chứng khoán châu Á chững lại, đồng USD yếu khi thuế quan của Trump và lộ trình lãi suất Mỹ gây áp lực

  • Hai 'ông lớn' Kayak và Expedia chạy đua phát triển trợ lý du lịch AI từ dữ liệu mạng xã hội

  • Đô thị Sông Đà (SDU) bị xử phạt, truy thu hơn 12 tỷ đồng tiền thuế

  • Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 đạt gần 30% kế hoạch

  • Tỷ phú Elon Musk đối mặt nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Năm 2025 có thể là năm nắng nóng kỷ lục trên toàn cầu, Việt Nam có 'tăng nhiệt độ'?

19:35 |  24/03/2025

Sáng 24/3, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, năm 2025 dự báo có thể nằm trong nhóm những năm nóng nhất từng ghi nhận, với nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể cao hơn 1,29-1,53 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Sáng 24/3, tại buổi kỷ niệm ngày Khí tượng thế giới do Cục Khí tượng thuỷ văn tổ chức, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, năm 2025 có thể nằm trong nhóm những năm nóng nhất từng được ghi nhận. Dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,29 - 1,53°C so với mức tiền công nghiệp.

"Tại Việt Nam, nhiệt độ vẫn duy trì ở mức cao nhưng ít có khả năng phá kỷ lục năm 2024. ENSO đang từ La Nina suy yếu sang trạng thái trung tính vào giữa năm, làm tăng nguy cơ mưa lớn cục bộ, ngập úng đô thị, lũ quét và sạt lở đất", ông Khiêm nói.

Năm 2025, Biển Đông có thể đón 11-13 cơn bão, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nguy cơ xuất hiện bão mạnh cấp 12 trở lên vẫn cao.

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, những dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đang trở thành hiện thực. Mái nhà chung của nhân loại đang nóng lên nhanh chóng với những con số đáng báo động, 10 năm gần đây đều là năm nóng nhất trong lịch sử quan trắc. Nhiệt độ đại dương đang phá kỷ lục, và mọi quốc gia đều cảm nhận được tác động bởi các hiện tượng thiên tai khốc liệt như nắng nóng, lũ lụt, bão mạnh và siêu bão.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), từ năm 1970 đến 2021, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra gần 12.000 thảm họa, khiến 2 triệu người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế lên đến 4,3 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn còn gần một nửa số quốc gia trên thế giới chưa có hệ thống cảnh báo sớm đầy đủ, khiến hàng triệu người phải đối mặt với rủi ro thiên tai mà không có thông tin kịp thời để ứng phó.

Đây cũng là lý do chính của chiến lược "Cảnh báo sớm cho tất cả" cũng như thông điệp của ngày Khí tượng thế giới năm 2025 - "Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện".

Trước đó, dự báo về diễn biến thời tiết từ tháng 4 đến tháng 6/2025, trung tâm khí tượng cho biết ENSO có khả năng duy trì trạng thái trung tính với xác suất từ 70-80%.

Trong 3 tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền tương đương trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông là 1,8 cơn, đổ bộ vào đất liền 0,3 cơn).

Trong thời kỳ này, không khí lạnh hoạt động với cường độ và tần suất giảm dần, nắng nóng gia tăng ở hai miền Bắc và Trung. Trong tháng 4, cường độ nắng nóng ở Tây Bắc Bộ và vùng núi thuộc Bắc-Trung Trung Bộ ít gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2024. Từ tháng 5, nắng nóng khả năng gia tăng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Nắng nóng diện rộng khả năng xuất hiện tại Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 4, muộn hơn trung bình nhiều năm, số ngày nắng nóng ít hơn so với cùng kỳ năm 2024.

Từ tháng 4 đến tháng 6 có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt không khí lạnh vào thời kỳ chuyển mùa (tháng 4-5). Đề phòng những đợt mưa vừa, mưa to ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 5- 6/2025.

Từ tháng 7-9, hiện tượng ENSO có thể tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính. Hoạt động bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền ở mức tương đương trung bình nhiều năm (trung bình Biển Đông 6,4 cơn, đổ bộ vào đất liền 2,9 cơn).

Từ tháng 7-8, Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng khả năng còn duy trì và giảm dần trong tháng 9.

Hiện nay, mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia gồm hơn 217 trạm khí tượng bề mặt, gần 2.000 trạm đo mưa tự động, 426 trạm thủy văn, 27 trạm khí tượng hải văn, cùng 10 trạm radar thời tiết hiện đại.

Hệ thống này giúp theo dõi, giám sát, dự báo và cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến như hệ thống siêu máy tính Cray XC40 để tăng cường năng lực dự báo, đồng thời triển khai công nghệ đồng hóa số liệu từ vệ tinh, radar và quan trắc bề mặt, giúp cải thiện độ chính xác trong dự báo mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất. Hệ thống cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đã được chi tiết đến cấp huyện, hỗ trợ chính quyền và người dân chủ động ứng phó.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/nam-2025-co-the-la-nam-nang-nong-ky-luc-tren-toan-cau-viet-nam-co-tang-nhiet-do-d27791.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.