Mua lại cổ phần thường

Stock Buybacks

share-buy-back

Hình minh họa. Nguồn: golegal.co.za

Mua lại cổ phần thường (Stock Buybacks)

Định nghĩa

Mua lại cổ phần thường trong tiếng Anh là Stock Buybacks. Mua lại cổ phần thường là việc công ty sử dụng tiền để mua lại cổ phần mà công ty đã phát hành ra trước đây.

Khi công ty thực hiện mua lại xong, kế toán sẽ hạch toán vào tài khoản cổ phiếu quĩ (Treasury Stock hay Reacquired Stock). Cổ phiếu quĩ thể hiện là số âm, tức là điều chỉnh giảm vốn chủ sở hữu của công ty. Tương ứng với sự sụt giảm của vốn chủ sở hữu là một lượng tài sản biểu hiện bằng tiền của công ty sẽ giảm đi.

Các phương thức mua lại cổ phần thường

Để thực hiện việc mua lại cổ phần, công ty có thể thực hiện theo cách sau:

Đặt mua với giá cố định

Nghĩa là công ty sẽ công khai thông báo việc mua lại cổ phần đang lưu hành với một mức giá xác định thường lớn hơn giá thị trường hiện hành, số lượng cổ phần dự kiến mua lại và thời gian cho chương trình mua lại.

Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở

Nghĩa là công ty mua lại một phần cổ phần thường đang lưu hành tại các mức giá thị trường trong một giai đoạn dài thường là hàng tháng hoặc thậm chí là hàng năm.

Mua lại theo kiểu đấu giá

Theo phương pháp này công ty xác định một biên độ dao động giá mua lại cổ phiếu và tổng số cổ phiếu dự định sẽ tiến hành mua lại và công bố trên thị trường.

Các cổ đông có nhu cầu muốn bán cổ phần đang nắm giữ sẽ gửi lệnh bán với mức giá tối thiểu có thể chấp nhận được trong khung giá xác định của công ty. Sau đó công ty sẽ tập hợp lại các lệnh bán và chọn lệnh bán từ giá thấp đến giá cao cho đến khi mua lại đủ số lượng cổ phần theo dự định.

Phân phối quyền bán có thể chuyển nhượng

Gần đây xuất hiện phương pháp mua lại cổ phần, đó là phân phối quyền bán có thể chuyển nhượng cho cổ đông hiện hành. 

Phương pháp này cho phép cổ đông hiện hành có quyền bán lại cổ phần thường cho công ty tại mức giá được ấn định trước khi tới ngày giao dịch. Cổ đông cũng có thể giao dịch để bán lại quyền bán trên thị trường chứng khoán thứ cấp.

Mua lại cổ phần mục tiêu

Thực hiện phương pháp này nghĩa là công ty sẽ chỉ thực hiện việc mua lại cổ phần đối với một bộ phận cổ đông riêng biệt.

Mục đích của việc mua lại cổ phần thường

Đối với công ty cổ phần, việc mua lại cổ phần có rất nhiều mục đích khác nhau.

Thứ nhất: Trong điều kiện thị trường thực tế, việc mua lại cổ phần thường nhằm mục đích để bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường.

Trong trường hợp giá cổ phiếu của công ty bị sụt giảm mạnh và có dấu hiệu các nhà đầu tư tiếp tục bán ra không ngừng; khi đó, để ngăn ngứa sự sụt giảm nghiêm trọng, công ty có thể tiến hành mua lại cổ phần nhằm tạo ra nhu cầu để đẩy giá cổ phiếu lên.

Thứ hai: Công ty mua lại cổ phần thường để tái cơ cấu nguồn vốn.

Có nhiều công ty muốn điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đã thực hiện việc phát hành trái phiếu để lấy tiền mua lại cổ phần thường.

Khi đó, hệ số nợ của công ty sẽ tăng và hệ số vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống. Hoặc do thực hiện mua lại cổ phần, một phần vốn chủ sở hữu giảm xuống làm cho hệ số nợ tăng lên.

Thứ ba: Công ty mua lại cổ phần để hoàn trả vốn cho cổ đông.

Đây là trường hợp công ty đang rơi vào chu kì suy thoái, lượng vốn dư thừa so với nhu cầu , khi đó để đảm bảo cho vốn không bị nhàn rỗi kém hiệu quả, các công ty thực hiện việc mua lại cổ phần để hoàn trả vốn cho các cổ đông để đem đi đầu tư ở nơi khác.

Thứ tư: Mua lại cổ phần thường để điều chỉnh cơ cấu thành phần cổ đông

Khi công ty thực hiện việc mua lại cổ phần theo phương pháp mua lại mục tiêu thì sẽ chỉ mua lại của một số cổ đông nhât định.

Khi đó không phải cổ đông nào cũng bán được, do đó nó làm cho cơ cấu và thành phần cổ đông trong công ty bị thay đổi.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: