Thứ năm 08/05/2025 16:45
Tin mới
  • Giá xăng giảm sâu, xuống dưới 19.000 đồng/lít từ 15h chiều nay

  • Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

  • Lồng ghép bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế vào quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam

  • Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro lạm phát

  • Giá cà phê chịu áp lực lớn sau khi báo cáo của CONAB công bố

  • Giá dầu thô quay lại đà suy yếu

  • Làm kinh tế địa phương từ trồng dược liệu dưới tán rừng

  • Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân dự chi hơn 77 tỷ đồng mua thêm 25 triệu cổ phiếu HQC

  • Bộ Y tế thu hồi, tiêu hủy sản phẩm dầu gội được nữ đại gia Đoàn Di Băng quảng cáo thành phần có nguồn gốc xuất xứ 100% thiên nhiên

  • Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình mới chỉ thực hiện được 7% kế hoạch doanh thu năm 2025

  • THACO được chấp thuận làm KCN cơ khí ô tô mở rộng ở Quảng Nam

  • Sabeco (SAB) chi hơn 6.000 tỷ đồng cổ tức dù kết quả kinh doanh không khả quan

  • Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng

  • Meta, Google, TikTok, Microsoft… nộp thuế gần 5.100 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Gần 153.000 tỷ đồng huy động qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Bắc Ninh: Thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm về quy hoạch, xây dựng tại dự án Khu nhà ở Phù Khê

  • Cổ phiếu BCG của Bamboo Capital vào diện bị kiểm soát từ ngày 13/5

  • Thái Bình có thêm dự án sân golf 18 lỗ gần 1.300 tỷ

  • Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên 10 làn xe

  • Tổng Bí thư Tô Lâm: Dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Làm kinh tế địa phương từ trồng dược liệu dưới tán rừng

10:11 |  08/05/2025

Hướng đến mục tiêu kép là vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa tăng thu nhập cho người dân, việc trồng dược liệu dưới tán rừng ở Tương Dương (Nghệ An) đang được xem là một mô hình có hiệu quả.

Đây là hoạt động thuộc Dự án Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng được tài trợ cho người dân tại hai xã Nga My và Yên Hoà, thuộc huyện Tương Dương (Tây Nghệ An) triển khai trong 2 năm 2022-2024.

Dự án hướng tới tăng cường các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu dưới tán rừng nhằm nâng cao thu nhập và năng lực cho cộng đồng sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng, giảm thiểu áp lực lên rừng và bảo tồn tính đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.

Dự án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng giúp cải thiện sinh kế người dân địa phương. (Ảnh: PV)

Dự án trồng cây dược liệu góp phần đảm bảo sinh kế người dân

Để khởi động cho việc trồng dược liệu dưới tán rừng, dự án đã hỗ trợ địa phương xây dựng 4 vườn ươm giống, trong đó các xã Nga My và Yên Hòa quản lý 2 vườn và 2 vườn do người dân vận hành. Khi chủ động được nguồn giống, người dân tiến hành trồng dưới tán rừng tự nhiên.

Để quản lý, vận hành một cách bài bản, Dự án đã xây dựng và ban hành 6 quy chế quản lý 5.495 ha rừng bền vững; có 285 người, hơn 600 hộ gia đình được nâng cao năng lực về phát triển dược liệu; Quỹ quay vòng với 612 triệu đồng được vận hành, bàn giao cho Hội LHPN các xã Nga My và Yên Hòa quản lý và phát triển.

Dự án đã ươm giống 5 loại cây dược liệu quý như: 15.000 cây ba kích tím, 2.200 cây hoài sơn, 3.500 cây khôi nhung tía, 300 cây trà hoa vàng, giảo cổ lam.

Dự kiến, mỗi năm tới sẽ ươm thêm được 10.000 cây/vườn ươm/2 vườn; trồng được 18 ha cây dược liệu dưới tán rừng, trong đó có 4 loại cây gồm: trà hoa vàng, khôi nhung tía, ba kích và bạch hộ...

Thông qua dự án, sinh kế của người dân đã dần được đảm bảo. Thay vì tiếp tục vào rừng khai thác tự nhiên, tận diệt nguồn cây quý, hiện nay, bà con đang chuyển hướng sang trồng, khai thác có chọn lựa và nắm được cách thức, phương pháp bảo tồn các loài cây gắn bảo vệ đa dạng sinh học của tài nguyên rừng.

Người dân bản địa, do đó, cũng nhận thấy và hưởng những lợi ích mà rừng mang lại, bao gồm giá trị kinh tế, nguồn thu nhập thường xuyên hơn, không đòi hỏi đầu tư, hoặc đầu tư ít, ngắn ngày... Nhờ vậy người dân các vùng miền núi, vùng sâu dễ dàng có cơ hội phát triển và khai thác tốt các loại dược liệu dưới tán rừng khi họ đầu tư vào trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Bên cạnh đó, dự án còn từng bước xây dựng, tuyên truyền ý thức cho người dân, cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, định hướng phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là xu hướng kinh tế tất yếu toàn cầu để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đảm bảo chia sẻ lợi ích

Một trong các mục tiêu của Dự án là hiện thực hoá cơ chế chia sẻ lợi ích. Cơ chế được thực hiện dựa trên tiếp cận đa chiều đối với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ghi nhận và hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác trong các vai trò tương ứng để đạt được mục tiêu cuối cùng là bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ công bằng nguồn lợi và trách nhiệm liên quan đến các nguồn tài nguyên.

Trong đó, các xã Yên Hoà, Nga My (Tương Dương), lợi ích nằm ở nguồn tài nguyên rừng, trong đó có các loài dược liệu quý.

Tại Nga My, những mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng mà các hộ dân được thụ hưởng nằm trong vùng rừng được bảo vệ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Trong đó, quá trình chia sẻ lợi ích bao gồm khai thác kinh tế, lợi ích từ trồng dược liệu dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Theo dự án, loại tài nguyên được chia sẻ là các loại tài nguyên có thể khai thác bền vững mà không làm tổn hại đến các chức năng của rừng mà Nhà nước đã quy định. Chỉ được khai thác các loại không nằm trong danh sách ưu tiên bảo tồn và ở khu vực không phải là rừng đặc dụng.

Khu vực được chia sẻ các tài nguyên gồm: Khu vực vùng đệm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống: Các giá trị dịch vụ môi trường rừng từ thủy điện, nước sạch, du lịch… bao gồm cả giá trị hấp thu Carbon (trong Chương trình REDD+); nguồn nước và tôm cá trong suối (trừ các loài quý hiếm, đặc hữu cần bảo tồn); các loại lâm sản ngoài gỗ: mây, nứa, củi, cây thuốc, măng, mật ong..., chỉ được khai thác các loại không nằm trong danh sách ưu tiên bảo tồn.

Trong khi đó, đối với các khu vực rừng đặc dụng không được khai thác các loại lâm sản, giá trị dịch vụ môi trường rừng nằm ở khai thác bền vững rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Các loại lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản sẽ chỉ được khai thác bền vững ở các khu rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Phương thức khai thác trong cơ chế chia sẻ lợi ích của dự án là các biện pháp khai thác bền vững được tổ chức thực hiện theo các cộng đồng thôn bản dựa trên Quy chế quản lý rừng bền vững của cộng đồng, phải tuân thủ nghiêm các quy định trong Thỏa thuận này và dưới sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý.

Biện pháp này bao gồm sử dụng và phát huy các phương pháp khai thác truyền thống và bền vững, nghiêm cấm các phương pháp khai thác huỷ diệt và cạn kiệt, như sử dụng thuốc nổ, lá độc duốc cá, lưới rà đáy, chặt cây, rịt muối vào thân cây để lấy quả, bóc vỏ cây làm cây chết…

Việc Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng được tài trợ cho người dân tại hai xã Nga My và Yên Hoà, thuộc huyện Tương Dương (Tây Nghệ An) nằm trong khuôn khổ Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyền ở Việt Nam” (Dự án BR). Dự án BR triển khai năm 2019-2024, có sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).


Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/lam-kinh-te-dia-phuong-tu-trong-duoc-lieu-duoi-tan-rung-d28456.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.