Hôm nay 21/12, giá cà phê trong nước giảm nhẹ 200 đồng/kg, giá tiêu tại thị trường trong nước chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm.
Giá cà phê hôm nay 21/12 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên được thu mua từ 39.900 – 40.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với hôm qua.
Cụ thể, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 39.800 – 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê là 40.500 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai, cà phê được thu mua với giá cao nhất 40.600 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn quay đầu tăng khi nông dân các nước sản xuất chính bán cà phê chậm lại.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London tăng mạnh. Kỳ hạn giao ngay tháng 01/2023 tăng 7 USD, lên 1.952 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 03/2023 tăng thêm 5 USD, thành 1.863 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Cùng chung xu hướng, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao ngay tháng 03/2023 tăng thêm 2,05 cent, lên 166,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 05/2023 tăng thêm 1,80 cent, thành 166,3 cent/lb, các mức tăng rất nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Giá cà phê ngày 21/12 tại thị trường trong nước được thu mua từ 39.900 – 40.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với hôm qua. |
Lượng cà phê Arabica tiếp tục đổ về kho của ICE đăng ký để lấy Chứng nhận chờ bán đấu giá sau khi chạm vào mức thấp 24 năm. Tính đến ngày 12/12, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 3.370 tấn, tức giảm 4,33 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 74.480 tấn (tương đương 1.241.333 bao, bao 60 kg).
Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022-2023 được dự báo ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao loại 60 kg trong niên vụ 2022-2023 so với 164,9 triệu bao của vụ 2020-2021. Như vậy, tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao.
Về thị trường cà phê trong nước, Hiệp hội Cà phê - Cacao (VICOFA) cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 (từ 1/10/2021 đến 30/9/2022) ước tính khoảng 1,73 triệu tấn, thay đổi không đáng kể so với niên vụ trước đó. Tổng diện tích trồng không đổi, khoảng 600.000 ha.
VICOFA dự báo sản lượng niên vụ 2022 - 2023 dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021 - 2022. Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu riêng, bơ, hoặc trồng xen canh trong vườn.
Giá tiêu hôm nay 21/12 tại thị trường trong nước chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá tiêu trong nước đã tuột khỏi mốc 60.000 đồng/kg.
Cụ thể tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu đi ngang. Theo đó tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 59.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay 58.500 đồng/kg.
Tương tự tại Gia Lai giá tiêu hôm nay đang được các thương lái thu mua ở mức 57.500 đồng/kg. Tại Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 58.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.589 USD/tấn, giảm mạnh gần 200 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok ở mức 5.922 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia không đổi, vẫn giữ ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này duy trì ở mức giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ ở mức 2.500 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu xuất khẩu đã điều chỉnh giảm trung bình 50 USD/tấn. Cụ thể, giá tiêu đen giao dịch ở 3.050 - 3.150 USD/tấn với loại 500g/l và 550g/l; giá tiêu trắng giữ ở mức 4.550 USD/tấn.
Giá tiêu ngày 21/12 tại thị trường trong nước chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. |
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm, kể cả thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á… Nguyên do của tình trạng trên là lạm phát ở các nước tăng cao, mọi hành vi tiêu dùng đều có sự điều chỉnh khiến sản lượng nhập khẩu giảm.
Tình trạng này không chỉ diễn ra với ngành hồ tiêu mà còn với nhiều ngành hàng xuất khẩu khác. Mặt khác, thời điểm năm 2019-2020, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, nhiều nhà buôn lớn đã mua hồ tiêu dự trữ, hiện tung ra thị trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến các thị trường giảm nhập khẩu sản lượng hồ tiêu trong những tháng cuối năm bởi nhu cầu tiêu thụ giảm vẫn là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá hồ tiêu những tháng tiếp theo, đặc biệt là 2 thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới là châu Âu và Mỹ, bà Liên nói.
Chính vì điều này, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong năm 2022 có sự chững lại, khiến cho ngành hồ tiêu chưa thể vực dậy con số kim ngạch 1 tỷ USD như 5 năm trước. Thống kê Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến tháng 12/2022, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam ước đạt 978,4 triệu USD, sản lượng xuất khẩu ước đạt hơn 227.000 tấn hồ tiêu, tăng 4,3% về giá trị, giảm 13% về lượng xuất khẩu. Sự tăng trưởng này chính là nhờ sự tăng giá trong những tháng đầu năm 2022, mới đưa ngành hồ tiêu trở nên khả quan hơn sau đại dịch COVID-19.
© thitruongbiz.vn