Tin mới
  • Tập đoàn Marubeni hàng đầu tại Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư chiến lược tại Việt Nam

  • Truy tố Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cùng 28 bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

  • Trái phiếu tháng 6/2025: Bất động sản phát tín hiệu tích cực, ngân hàng tăng trưởng mạnh

  • EU tạm dừng các biện pháp trả đũa thuế quan của Mỹ

  • Thu hồi giấy tiếp nhận công bố của 17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

  • Thép Vicasa (VCA) báo lãi gần 2 tỷ đồng trong quý II/2025, mức cao nhất trong 13 quý

  • PGBank bổ nhiệm Phó tổng giám đốc thường trực

  • VN-Index tăng như vũ bão về mốc 1.500 điểm, chuyên gia đưa ra khuyến nghị 'khẩn'

  • Lâm Đồng: Xây dựng 9 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

  • Chủ tịch Bệnh viện TNH thoái vốn, dự thu 85 tỷ đồng

  • Vì sao sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc?

  • Thanh Hoá: Đầu tư dự án Thung lũng gốm sứ ASEAN Việt Nam 200 triệu USD

  • Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 30-50% tiền chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

  • Cựu Chủ tịch thép Việt Đức, Lê Minh Hải tiếp tục đăng ký bán thêm 4,5 triệu cổ phiếu VGS

  • Nhựa Hà Nội sai phạm thuế, bị phạt và truy thu hàng tỷ đồng

  • 14 loại thu nhập được đề xuất miễn thuế

  • Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống hơn 5.390 tỷ đồng

  • VinSpeed tuyển dụng quy mô lớn cho lĩnh vực hạ tầng đường sắt

  • Khởi tố 5 bị can trong vụ giết mổ, buôn bán thịt lợn nhiễm bệnh

  • Bộ Công an đề nghị quản lý số sê-ri vàng miếng để xác minh nguồn gốc và tính hợp pháp

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

EU tạm dừng các biện pháp trả đũa thuế quan của Mỹ

20:47 |  14/07/2025

Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/7 cho biết khối này sẽ gia hạn việc tạm dừng các biện pháp trả đũa thuế quan của Mỹ cho đến đầu tháng 8.

Hôm Chủ nhật (13/7), bà von der Leyen cho biết việc áp thuế lên 21 tỷ EUR trị giá hàng xuất khẩu hàng năm của Mỹ sang EU, bao gồm thịt gà, xe mô-tô và quần áo, dự kiến có hiệu lực sau nửa đêm ngày 14/7, sẽ bị hoãn lại cho đến đầu tháng 8/2025. Đây là gói mà EU dự kiến đáp trả thuế quan Mỹ áp đối với kim loại vào đầu năm nay.

"Mỹ đã gửi cho chúng ta thư thông báo với các biện pháp sẽ có hiệu lực trừ khi có giải pháp đàm phán. Do đó, chúng ta cũng sẽ gia hạn việc đình chỉ các biện pháp đối phó cho đến đầu tháng 8", von der Leyen nói với các nhà báo.

"Chúng tôi luôn thể hiện quan điểm rõ ràng rằng chúng tôi muốn một giải pháp đàm phán với Mỹ. Lần này chúng tôi vẫn sẽ hành động như vậy", bà nói.

Trước đó 1 ngày, ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế 30% lên EU và Mexico, hai trong số những đối tác thương mại gần gũi nhất của Mỹ, kể từ ngày 1/8.

Trước căng thẳng thương mại với Mỹ, giới lãnh đạo châu Âu chưa thống nhất được liệu khối này nên nhanh chóng đạt được một thỏa thuận thương mại khung tương tự như của Anh hay tiếp tục đàm phán với hy vọng đạt được kết quả tốt hơn.

Động thái mà bà von de Leyen thông báo thắp lên hy vọng rằng thông báo thuế mới nhất của ông Trump chưa dập tắt tiến trình đàm phán giữa Brussels và Washington.

Giới chức cấp cao EU nói với truyền thông rằng họ tin ông Trump sẽ không thực hiện lời đe dọa áp thuế 30% mới. Brussels nhận định mức thuế đó là một “chiêu” của Tổng thống Mỹ nhằm gia tăng áp lực lên khối trong thời gian còn lại hai bên đàm phán.

Các bộ trưởng thương mại EU dự kiến họp ngày 14/7 tại Brussels để thảo luận biện pháp đáp trả của khối đối với động thái mới nhất của chính quyền Trump.

Bộ trưởng Tài chính Đức Lars Klingbeil kêu gọi EU tiếp tục các cuộc đàm phán "nghiêm túc". "Không ai cần những lời đe dọa hay khiêu khích mới vào lúc này. Điều chúng ta cần là EU tiếp tục các cuộc đàm phán nghiêm túc và có mục tiêu với Mỹ", ông nói với tờ nhật báo Süddeutsche Zeitung (Đức).

Ông Klingbeil cũng cảnh báo rằng nếu hai bên không thể đạt được một giải pháp qua đàm phán công bằng, thì EU sẽ phải có những biện pháp ứng phó quyết liệt để bảo vệ việc làm và các công ty ở châu Âu.

Ngoài các mức thuế trả đũa ban đầu, EC đang tham vấn về một gói thuế quan đối với 95 tỷ EUR hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm máy bay, rượu và thực phẩm. Gói này cần sự phê duyệt của các quốc gia thành viên. Theo hai nhà ngoại giao, con số này đã được giảm xuống còn 72 tỷ EUR sau khi các chính phủ vận động hành lang để loại bỏ một số sản phẩm nhạy cảm khỏi danh sách mục tiêu.

Trong khi đó, Mỹ đang áp thuế đối với khoảng 380 tỷ EUR hàng nhập khẩu hàng năm từ EU.

Bà von der Leyen cho biết EC sẽ tiếp tục chuẩn bị gói các biện pháp đối phó thứ hai, nhưng bà cũng nói rằng khối này sẽ không áp công cụ chống cưỡng chế, vốn cho phép EU áp dụng các biện pháp chống lại hàng xuất khẩu dịch vụ của Mỹ, ví dụ như ngăn chặn các công ty tham gia các hợp đồng mua sắm công.

Công cụ này "được tạo ra cho những tình huống đặc biệt, còn chúng ta vẫn chưa ở trong tình huống đó", người đứng đầu EC cho biết, đồng thời nói thêm rằng "thời điểm này là để đàm phán".

Người đứng đầu EC đưa ra những bình luận đó khi bà công bố một "thỏa thuận chính trị" về một hiệp định thương mại tự do với Indonesia sau 9 năm đàm phán.

Thỏa thuận này, dự kiến sẽ được hoàn tất vào tháng 9, sẽ cần được đa số các quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu thông qua. Các quan chức tin tưởng rằng thỏa thuận sẽ được thông qua vì Indonesia không xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm như thịt bò.

Năm 2024, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương giữa EU và Indonesia đạt 27,3 tỷ EUR, trong đó xuất khẩu của EU đạt 9,7 tỷ EUR và nhập khẩu của EU đạt 17,5 tỷ EUR.

Bà von der Leyen cho biết việc đa dạng hóa các hiệp định thương mại là một phần trọng tâm trong chiến lược của EU nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.

Với mức thuế nhập khẩu mới công bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump, châu Âu sẽ phải chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Theo Ủy ban châu Âu, quan hệ thương mại Mỹ-EU chiếm 30% thương mại toàn cầu, với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trao đổi đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2024, chủ yếu là các mặt hàng ô tô, máy móc, dược phẩm, thời trang và nông sản. Việc áp dụng mức thuế 30% sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của các công ty châu Âu, đặc biệt là gây thiệt hại cho Italia và Đức, hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thị trường Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng ngành dược phẩm châu Âu sẽ là ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dược phẩm là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của EU sang Mỹ, chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2024 (theo Eurostat) và hiện đang được miễn thuế hải quan. Và với tổng kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ đạt mức 626 tỷ USD trong năm 2024, thiệt hại cho ngành dược phẩm được ước tính vào khoảng 42 tỷ USD. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Pháp, Đức, Tây Ban Nha và một số quốc gia Bắc Âu.

Tiếp theo đó là ngành sản xuất ô tô truyền thống. Mỹ mà một trong những “thị trường trọng điểm” của ngành công nghiệp ô tô châu Âu, nơi đã xuất khẩu gần 750.000 xe sang Washington vào năm 2024, trị giá 45 tỷ USD, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA). Mức thuế mới sẽ khiến ô tô châu Âu trở nên đắt đỏ hơn, giảm số lượng tiêu thụ khi không cạnh tranh được với các hãng sản xuất ô tô bản địa. Thiệt hại hàng năm được ước tính vào khoảng 10 tỷ USD. Đức sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng thứ 3 là ngành công nghiệp hàng không. Trước đó, ngành này đã phải vật lộn chịu thêm mức phí khoảng 10% khi Washington quyết định áp thuế 25% đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ châu Âu, những nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy bay. Các công ty sản xuất máy bay của châu Âu như Airbus đã kiến nghị lên Ủy ban châu Âu và đặt hy vọng vào các cuộc đàm phán thuế quan song phương. Tuy nhiên, công bố mới của ông Trump đã hoàn toàn dập tắt kỳ vọng này.

Ngoài ra, dù ít được nhắc đến nhưng những mặt hàng xa xỉ của châu Âu cũng sẽ chịu ảnh hưởng ở mức đáng báo động. Các công ty lớn của châu Âu như tập đoàn LVMH hay Hermes đã sẵn sàng đón nhận mức thuế mới được Mỹ công bố hồi tháng 4 vừa qua bằng cách nâng giá các sản phẩm của mình tại đây. CEO của tập đoàn LVMH, Bernard Arnault đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ một cách “thân thiện” thậm chí còn nói rằng ông “ủng hộ” một “khu vực thương mại tự do” với Washington. Thế nhưng mức thuế 30% sẽ là một câu chuyện khác. Kể cả khi các hãng này có nâng giá bán thì lợi nhuận và doanh thu cũng sẽ giảm mạnh, gần như buộc các mặt hàng này phải rút khỏi Mỹ hoặc phải chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất tới đây.

Mỹ phẩm và một số mặt hàng nông sản của châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng ở những mức độ khác nhau. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Pháp và Italia. Theo số liệu dự tính, thiệt hại tiềm tàng của các ngành này đối với châu Âu có thể lên tới 12 tỷ USD mỗi năm.

Chưa kể đến, quyết định của Tổng thống Mỹ cũng có thể tác động ngay lập tức đến thị trường tài chính châu Âu. Các nhà phân tích dự đoán phản ứng tiêu cực sẽ xảy ra ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay, đặc biệt là đối với cổ phiếu trong lĩnh vực ô tô và thời trang, cả hai đều phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/eu-tam-dung-cac-bien-phap-tra-dua-thue-quan-cua-my-d29574.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.