Trong phiên chiều nay (13/5), với sự bùng nổ của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index tăng 10,17 điểm (+0,79%), lên 1.293,43 điểm, tiến gần tới mốc 1.300 điểm.
Kết phiên, VN-Index tăng 10,17 điểm lên 1.293,43 điểm, với giá trị giao dịch hơn 23.895 tỷ đồng. Toàn sàn có 205 mã tăng giá, 106 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,89 điểm lên 217,93 điểm, với giá trị giao dịch hơn 1.656 tỷ đồng. Toàn sàn có 107 mã tăng giá, 60 mã giảm giá và 54 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,96 điểm lên 94,55 điểm, với giá trị giao dịch hơn 1.555 tỷ đồng. Toàn sàn có 190 mã tăng giá, 98 mã giảm giá và 87 mã đứng giá.
Trái với kỳ vọng cổ phiếu họ Vin sẽ tăng tích cực khi tân binh VPL của Công ty cổ phần Vinpearl có phiên giao dịch đầu tiên vào hôm nay (13/5), áp lực bán tương đối lớn đã đè lên các cổ phiếu VRE, VHM.
Cụ thể, VRE, VHM đồng loạt giảm điểm từ phiên sáng, trong khi VIC ngược chiều tăng điểm về cuối phiên. Các cổ phiếu này giảm đã phần nào tác động lên chỉ số chung.
Toàn sàn HoSE có 205 mã tăng giá, trong đó mã VPL đã tăng hết biên độ trong ngày chào sàn với 19,92%. Bên cạnh đó là 61 mã đứng giá và 106 mã giảm giá. Thanh khoản phiên hôm nay tiếp tục được cải thiện với hơn 952,5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, tương đương giá trị giao dịch gần 23.895 tỷ đồng.
Theo thống kê, những cổ phiếu tác động tích cực lên chỉ số chứng khoán phải kể đoán như CTG, MWG, MBB, GVR, BID, VPB, HPG. Đặc biệt, mã VPL tăng tím sàn, đóng góp hơn 7 điểm cho chỉ số. Ngược lại, chỉ số cũng chịu tác động tiêu cực từ những mã như VHM, GAS, SSB, NVL, GEX.
Rổ VN30 hôm nay có 20 mã tăng giá, 9 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index tăng 10,74 điểm, lên 1.382,78 điểm. Giá trị giao dịch đạt hơn 12.985 tỉ đồng.
Xét về nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản phục hồi đáng kể sau khi VIC đảo chiều vào cuối phiên, với nhiều mã tăng mạnh như NLG (5%), KDH (3,2%), AGG (2,9%), HDG (1,7%), DIG (1,6%). Trong khi đó, nhóm bất động sản công nghiệp tiếp đà hồi phục ấn tượng với hàng loạt mã tăng mạnh như IDC (3,9%), SIP (1%), KBC (3,2%), VGC (3,1%), BCM (0,5%).
Cổ phiếu ngân hàng dù màu xanh áp đảo với CTG (4,1%), MBB (2,9%), BID (1,6%), VCB (0,4%), VPB (2%),… vẫn có 4 mã giảm điểm, đều đến từ nhóm VN30 là LPB (-0,1%), SHB (-0,4%), TPB (-1,1%), SSB (-1,6%).
Nhóm công nghệ cũng khởi sắc dưới đà dẫn dắt của ông lớn FPT khi tăng hơn 1% lên 119.500 đồng. Các mã CMG, ELC, DDG, ST8, TTN, SGT, ITD, TAY, BTH, SRB, CMT đều tăng điểm tích cực.
Tương tự, sắc xanh cũng lan toả trong nhóm chứng khoán. Đơn cử VIX, SSI, SHS, VND, HCM, VCI, FTS, ORS, MBS, VDS, VFS, SBS, BSI, AGR, BVS, BMS, thậm chí APS còn có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp.
Khối ngoại quay lại mua ròng 977 tỷ đồng trên sàn HOSE sau 2 phiên bán ròng liên tiếp. Phiên này, nhà đầu tư mua ròng mạnh ở bộ 3 mã tăng điểm cao nhất VN30 là MWG (314 tỷ đồng), MBB (348,38 tỷ đồng) và CTG (215 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, GEX – cổ phiếu được khối ngoại mua ròng thời gian gần đây bị bán ròng 123 tỷ đồng, bên cạnh VCB (261,75 tỷ đồng), STB (151 tỷ đồng), hay SSI (63 tỷ đồng).
Trên thị trường Châu Á tục tăng điểm trong phiên 13/5, khi các nhà đầu tư hoan nghênh thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các nhà đàm phán cấp cao của hai nước cho biết sau hai ngày hội đàm tại Geneva vào cuối tuần, Mỹ sẽ giảm thuế 145% đối với hàng hóa Trung Quốc xuống 30% trong 90 ngày, trong khi Trung Quốc sẽ hạ thuế đối với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống 10%.
Sau khi tăng điểm mạnh trong phiên đầu tuần nhờ tin tức này, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã mở đầu phiên này với đà tăng. Kết phiên, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,4% lên 38.183,26 điểm.
Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite ghi thêm 0,2% lên 3.374,87 điểm. Sắc xanh cũng được ghi nhận tại các thị trường Sydney, Đài Bắc, Singapore, Seoul, Wellington, Bangkok và Manila.
Tuy nhiên, tâm lý hưng phấn bắt đầu lắng xuống ở các thị trường khác.
Tại Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng giảm 1,9% xuống 23.108,27 điểm.Các chiến lược gia tại HSBC nhận định các tài sản rủi ro có khả năng cao sẽ tăng giá, với dự đoán rằng sẽ có thêm các thỏa thuận khác trong những tuần tới. Tuy nhiên, sự lo lắng vẫn còn. Ông Chris Beauchamp, nhà phân tích thị trường trưởng của IG, cho biết ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, nhưng các mức thuế 10% và 30% vẫn cao hơn nhiều so với tưởng tượng của giới đầu tư chỉ vài tháng trước.
Hơn nữa, tác động từ các mức thuế quan được áp dụng trong thời gian quan vẫn chưa thực sự xuất hiện trong cả dữ liệu kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp.Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Adriana Kugler, cảnh báo rằng ngay cả khi giảm thuế quan, các chính sách thương mại của Tổng thống Trump có thể sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
© thitruongbiz.vn