Myanmar là quốc gia nằm trong vùng hoạt động địa chấn mạnh. Đất nước này nằm gần ranh giới giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu, dọc theo đới đứt gãy Sagaing – một đới đứt gãy kéo dài 1.000km chạy từ ngoài khơi biển Andaman, đi qua miền trung Myanmar.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra ở miền trung Myanmar. Trận động đất xảy ra cách thị trấn Sagaing, Myanmar 16 km về phía Tây Bắc vào khoảng 12h50 trưa giờ địa phương ngày 28/3, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết.
Tâm chấn cách thành phố Mandalay khoảng 17,2 km, nơi có dân số khoảng 1,2 triệu người.
Theo USGS, trận động đất này đã xảy ra dư chấn mạnh thứ hai có cường độ 6,4 độ richter, khoảng 12 phút sau trận động đất ban đầu.
Không có báo cáo ngay lập tức về tác động của trận động đất ở quốc gia đang trong cuộc nội chiến này.
Tuy nhiên, tâm chấn trận động đất cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến một số quốc gia trong khu vực.
Các nhân chứng ở thủ đô Bangkok, Thái Lan cho biết mọi người chạy ra đường khỏi các tòa nhà cao tầng trong hoảng loạn và nước bắn tung tóe từ các hồ bơi.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã dẫn tin từ Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC) cho biết một trận động đất có cường độ 7,9 độ richter đã khiến nhiều người dân ở tỉnh Vân Nam "cảm nhận được rung chấn".
Các nhà khoa học xác nhận, tâm chấn của trận động đất nằm ở miền Trung của Myanmar, cách thành phố Monywa khoảng 50km về phía đông. Theo Cục khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất có cường độ 7.7 theo thang độ mô men. Tuy nhiên, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Việt Nam xác nhận, động đất có độ lớn 7.3.
Myanmar là quốc gia nằm trong vùng hoạt động địa chấn mạnh. Đất nước này nằm gần ranh giới giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu, dọc theo đới đứt gãy Sagaing – một đới đứt gãy kéo dài 1.000km chạy từ ngoài khơi biển Andaman, đi qua miền trung Myanmar.
Đứt gãy Sagaing từng ghi nhận nhiều trận động đất mạnh, trong đó có trận động đất 7,7 độ vào năm 1946 và trận động đất 6,8 độ vào năm 2012.
Theo các nghiên cứu khoa học, đứt gãy này có tốc độ dịch chuyển từ 11 mm đến 18 mm mỗi năm. Sự chuyển động liên tục này tạo ra áp lực địa chất lớn. Khi áp lực tích tụ đạt đến mức giới hạn, năng lượng được giải phóng đột ngột, gây ra động đất.
Tốc độ trượt cao cho thấy khả năng tiếp tục xảy ra các trận động đất mạnh trong tương lai. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng Myanmar cần có những biện pháp giám sát địa chất chặt chẽ, nâng cao khả năng dự báo và ứng phó, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư.
Ngay sau trận động đất, giới chức Myanmar đã triển khai các đội cứu hộ để đánh giá thiệt hại và hỗ trợ người dân. Nhà chức trách khuyến cáo người dân tiếp tục cảnh giác, tránh những khu vực có nguy cơ sụp đổ, đồng thời chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết trong trường hợp có dư chấn xảy ra.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị Myanmar cần đầu tư vào các công trình xây dựng chịu động đất, tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại trong tương lai.
Năm 2012, Myanmar từng xảy ra một trận động đất mạnh 6.8 độ (thang độ richter) ở khu vực Mandalay, gây thiệt hại lớn. Năm 2016, quốc gia này tiếp tục hứng chịu một trận động đất mạnh 6.8 độ richter xảy ra gần Bagan, làm rung chuyển nhiều ngôi đền cổ.
Tuy nhiên, trận động đất trưa nay (28/3) là trận động đất lớn nhất từng ghi nhận ở quốc gia này. Trên thang độ mô men, động đất có độ lớn trên 7.0 được xếp vào động đất lớn, có sức phá huỷ nghiêm trọng. Trận động đất này có cường độ nhỏ hơn một chút so với trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008 (mạnh 7.9 độ) cướp đi sinh mạng của 70.000 người.
Lý giải về việc nhiều quốc gia trong khu vực cảm nhận rõ rung chấn liên tiếp của trận động đất trưa nay ở Myanmar, PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, động đất có cường độ lớn, xảy ra ở vị trí nông gần mặt đất khiến phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn, lan truyền đến nhiều quốc gia. Người dân ở những khu vực có nền địa chất yếu hoặc nhiều cao ốc sẽ cảm nhận rõ hơn rung chấn của động đất này.
PGS.TS Cao Đình Triều chia sẻ thêm, sau trận động đất chính sẽ còn nhiều dư chấn tiếp theo xảy ra theo quy luật của động đất.
URL: https://thitruongbiz.vn/vi-sao-myanmar-xay-ra-dong-dat-d27872.html
© thitruongbiz.vn