Thứ tư 18/06/2025 13:26
Tin mới
  • Xu hướng bất động sản xanh và thực thi ESG: Chuyên gia khuyến nghị gấp rút xây dựng bộ tiêu chuẩn ESG của Việt Nam

  • Đề xuất dùng trụ sở dôi dư làm bãi đỗ xe thông minh, trạm sạc và thư viện mini

  • Bệnh viện thẩm mỹ SILI, Bệnh viện Thẩm mỹ Sài Gòn Seoul và hàng loạt phòng khám bị xử phạt, tước giấy phép do vi phạm trong lĩnh vực y tế

  • Thương vụ "bán nợ" của xAI sắp hoàn tất huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu - Oracle tuyên bố tích hợp Grok3

  • Thị trường chứng khoán toàn cầu căng thẳng dõi theo quyết định của Fed - Xu hướng bán tháo và tìm trú ẩn gia tăng

  • Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

  • Nền kinh tế A2A sẽ bùng nổ: Hệ sinh thái công nghệ khách sạn phải chủ động thích nghi với AI để không tụt hậu

  • Gần 3.000 hộ kinh doanh tại Hà Nội đóng cửa, chỉ 8,8% phải áp dụng hóa đơn điện tử và không có hiện tượng nghỉ kinh doanh lớn

  • Đề xuất cơ chế đặc thù cho tuyến đường nối sân bay Gia Bình với Hà Nội

  • Cổ đông lớn Novaland bán khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu NVL

  • Từ 1/7, Chủ tịch xã sẽ được cấp sổ đỏ cho người dân lần đầu không quá 3 ngày

  • Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

  • Đồng Nai: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch Nhơn Phước hơn 204ha

  • Quảng Ninh có 2 đặc khu Vân Đồn và Cô Tô

  • Tăng vốn điều lệ Công ty mẹ - VEC hơn 38.200 tỷ đồng

  • Bão số 1 WUTIP bất thường, hiếm gặp sau hơn 40 năm

  • Bộ trưởng Công Thương: 'Xử lý việc lợi dụng livestream ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái'

  • Sau 1 tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm

  • Phát Đạt (PDR) đề cử nhân sự mới vào HĐQT là Cựu tướng SonKim Land

  • Lãi suất huy động giảm, người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng nhiều kỷ lục đạt gần 7,5 triệu tỷ

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng thương mại, kỳ vọng gì từ cuộc đàm phán Mỹ - Trung đang diễn ra

15:25 |  11/05/2025

Do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ, giá bán buôn tại nhà máy của Trung Quốc trong tháng 4 đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng, trong khi giá tiêu dùng giảm tháng thứ ba liên tiếp.

Diễn biến hiện tại cho thấy nhu cầu cấp thiết phải có thêm các biện pháp kích thích kinh tế, trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang chật vật đối phó với những tác động tiêu cực do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Căng thẳng thương mại tác động đến Trung Quốc như thế nào?

Giá xuất xưởng ở Trung Quốc tiếp tục giảm. (Ảnh: Reuters)

Thị trường bất động sản lao dốc kéo dài, nợ hộ gia đình ở mức cao và tình trạng bất ổn việc làm đã khiến đầu tư và chi tiêu tiêu dùng bị kìm hãm, từ đó tạo áp lực giảm phát kéo dài. Giờ đây, kinh tế Trung Quốc còn phải đối mặt với các rủi ro bên ngoài ngày càng lớn do rào cản thương mại gia tăng.

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng vào khả năng hạ nhiệt căng thẳng khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra tại Thụy Sĩ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 10/5, chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4 đã giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sâu hơn mức giảm 2,5% của tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn một chút so với mức dự báo 2,8% mà các nhà kinh tế đưa ra.

Ông Trương Trí Vĩ – Kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận định: “Trung Quốc vẫn đang đối mặt với áp lực giảm phát kéo dài. Áp lực này có thể còn gia tăng trong những tháng tới do xuất khẩu nhiều khả năng sẽ suy yếu.”

Ông cũng nhấn mạnh rằng, ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ đạt được tiến triển trong đàm phán và cắt giảm thuế, thì mức thuế hiện hành cũng khó có thể quay trở lại mức trước tháng 4.

“Một chính sách tài khóa chủ động hơn là điều cần thiết để kích thích nhu cầu trong nước và giải quyết vấn đề giảm phát,” ông nói thêm.

Về phía giá tiêu dùng, chỉ số CPI trong tháng 4 giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái – bằng mức giảm của tháng 3 và đúng với dự báo của cuộc khảo sát do Reuters thực hiện. So với tháng trước, CPI tăng nhẹ 0,1%, đảo chiều so với mức giảm 0,4% trong tháng 3.

Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, duy trì ở mức 0,5% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng của tháng 3.

Chính phủ Trung Quốc hiện đang triển khai hàng loạt biện pháp để kích cầu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hạ lãi suất và bơm thanh khoản quy mô lớn vào nền kinh tế.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới làm suy yếu hoạt động xuất khẩu, các tập đoàn bán lẻ lớn như JD.com và Freshippo (thuộc sở hữu của Alibaba) đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường nội địa. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến giá tiếp tục giảm do niềm tin kinh doanh và tiêu dùng vẫn ở mức thấp vì triển vọng kinh tế bất ổn.

Một số ngân hàng đầu tư quốc tế, bao gồm Goldman Sachs, đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay xuống dưới mức mục tiêu chính thức khoảng 5%, với lý do căng thẳng thương mại tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nước này.

Diễn biến mới nhất cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Trong khuôn khổ đàm phán tại Geneva, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên, với mục tiêu giảm căng thẳng cuộc chiến thương mại đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ tiếp tục vào Chủ nhật, theo Reuters.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã có cuộc gặp kéo dài khoảng 8 giờ đồng hồ với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer. đây là lần đầu tiên hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có cuộc đối thoại trực tiếp kể từ khi đôi bên áp thuế trả đũa vượt mức 100% lên hàng hóa của nhau.

Phái đoàn Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại với phái đoàn Hoa Kỳ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 10/5/2025. (Ảnh: Reuters)

Không bên nào công bố nội dung cụ thể của cuộc gặp. Đáng chú ý, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chia sẻ trên mạng xã hội Truth Social rằng đây là một cuộc đàm phán "thiết lập lại toàn diện... trong không khí thân thiện nhưng mang tính xây dựng".

Căng thẳng thương mại bắt đầu leo thang từ tháng 2 sau đợt tăng thuế của ông Trump, khiến gần 600 tỷ USD thương mại song phương rơi vào bế tắc. Cùng với các mức thuế mới áp lên hàng chục quốc gia khác, động thái này đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây biến động thị trường tài chính và gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sâu rộng.

Chính quyền Washington đang tìm cách giảm thâm hụt thương mại hàng hóa 295 tỷ USD với Bắc Kinh và thuyết phục Trung Quốc từ bỏ mô hình kinh tế mang tính bảo hộ mà Mỹ cho là không công bằng, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh đóng vai trò lớn hơn trong tiêu dùng toàn cầu — điều đòi hỏi cải cách trong nước đầy nhạy cảm về chính trị.

Ngược lại, Trung Quốc yêu cầu Mỹ phải giảm thuế, làm rõ những gì họ muốn Bắc Kinh mua thêm, và đối xử với Trung Quốc như một đối tác bình đẳng trên trường quốc tế.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho rằng “việc lạm dụng thuế quan một cách thiếu thận trọng của Mỹ” đã làm rối loạn trật tự kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bài bình luận cũng nhấn mạnh rằng cuộc đàm phán lần này là “bước đi tích cực và cần thiết để giải quyết bất đồng và ngăn chặn leo thang căng thẳng”.

“Dù con đường phía trước là đàm phán hay đối đầu, điều rõ ràng là Trung Quốc sẽ kiên định trong việc bảo vệ lợi ích phát triển và duy trì trật tự thương mại toàn cầu,” Tân Hoa Xã viết.

Mặc dù kỳ vọng vào một đột phá lớn là rất thấp do sự thiếu tin tưởng giữa hai bên, nhưng việc cuộc gặp diễn ra đã được giới quan sát đánh giá là tín hiệu tích cực.

Ông Trump hôm thứ Sáu cũng nói rằng mức thuế 80% đánh vào hàng Trung Quốc “có vẻ hợp lý” – lần đầu tiên đưa ra mức thay thế cụ thể so với mức thuế 145% hiện hành. Ông cho rằng Trung Quốc là bên đề xuất đàm phán, trong khi Bắc Kinh khẳng định chính Mỹ là phía đưa ra lời mời và lập trường phản đối thuế quan của Trung Quốc không thay đổi.

Trung Quốc có thể đang tìm kiếm một cơ chế miễn thuế tạm thời 90 ngày giống như Washington đã dành cho một số quốc gia khác. Dù chưa có cam kết rõ ràng, các nhà đầu tư vẫn xem việc nối lại đàm phán và khả năng giảm thuế là tín hiệu tích cực.

Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ Guy Parmelin, người đã gặp cả hai phái đoàn tại Geneva, cho biết việc tổ chức được cuộc gặp đã là một thành công. “Nếu hai bên vạch ra được lộ trình và tiếp tục đối thoại, điều đó sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng,” ông phát biểu và cho biết cuộc đàm phán có thể kéo dài đến Chủ nhật hoặc thậm chí là thứ Hai.

Thụy Sĩ đóng vai trò trung gian giúp sắp xếp cuộc gặp, sau những chuyến công du gần đây của các chính trị gia nước này đến Trung Quốc và Mỹ.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống Trump đã tăng thuế lên 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, với lý do Bắc Kinh không kiểm soát việc xuất khẩu hóa chất tiền chất fentanyl – một chất gây nghiện tổng hợp cực kỳ nguy hiểm.

Đáp lại, Trung Quốc áp thuế trả đũa 125% và tuyên bố sẽ không khuất phục trước “chủ nghĩa bá quyền và sự bắt nạt” từ bên ngoài.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/trung-quoc-anh-huong-nang-ne-boi-cang-thang-thuong-mai-ky-vong-gi-tu-cuoc-dam-phan-my--trung-dang-dien-ra-d28506.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.