Thứ ba 06/05/2025 00:58
Tin mới
  • Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

  • Địa ốc Hoàng Quân lãi vỏn vẹn 5,16 tỷ đồng, Chủ tịch Trương Anh Tuấn mua vào 23 triệu cổ phiếu với mức giá ở vùng đáy

  • Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ khả năng kéo dài đến 9/5

  • Giá loại trái cây giải khát - Dừa tươi tăng cao kỷ lục

  • NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex

  • Novaland mạnh tay chi 1.400 tỷ mua công ty sở hữu suối nước nóng Bình Châu trong bối cảnh áp lực nợ tăng cao

  • KRX vận hành 'thuận buồm xuôi gió' kéo VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

  • Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay

  • Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị cơ quan chức năng xử phạt do vi phạm quảng cáo sữa Hiup

  • Hướng tới mục tiêu miễn viện phí cho tất cả người dân, lập “Quỹ nhà ở xã hội quốc gia”, nhà cho người trẻ đô thị

  • Hệ thống KRX chính thức vận hành, sắc xanh chiếm ưu thế trong phiên sáng ngày 5/5

  • Từ ngày 5/5 Bộ Công Thương bắt đầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

  • Vietjet ghi nhận doanh thu 'bay cao' gần 18,000 tỷ đồng trong quý I/2025

  • PMI tháng 4 giảm xuống dưới 50 điểm, chịu tác động mạnh từ việc áp thuế của Hoa Kỳ

  • Thủ tướng: Ngày 7/5 sẽ tiến hành phiên đàm phán thương mại với Mỹ

  • PVOIL: Quý I/2025 lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 89%

  • Hà Nội: Doanh thu ước đạt 3,15 nghìn tỷ đồng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

  • Giá cà phê, hồ tiêu Việt Nam giữ giá ổn định

  • Giá vàng ngày 5/5 'bốc hơi' gần 2 triệu đồng, sau kỳ nghỉ lễ nhà đầu tư lỗ nặng

  • 'Sói già' Warren Buffett nghỉ hưu ở tuổi 94 với khối tài sản 168 tỷ USD, ai sẽ là người kế vị?

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Tranh cãi châu Âu 'nới lỏng' tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp?

16:30 |  05/03/2025

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại EU sẽ không còn bắt buộc thực hiện báo cáo môi trường hoặc chứng minh rằng họ không có giao dịch gián tiếp với các công ty có liên quan đến bóc lột lao động hoặc vi phạm nhân quyền. Ủy ban Châu Âu khẳng định rằng điều này không đồng nghĩa với việc nới lỏng quy định. Tuy nhiên, giới quan sát không đồng tình.

Cắt giảm phạm vi báo cáo bền vững

Thông báo gần đây của Ủy ban Châu Âu về “Gói Cải cách Đơn giản hóa Omnibus”, bao gồm các đề xuất thay đổi đối với Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD), đã dấy lên nhiều câu hỏi và tranh cãi về việc phải chăng châu Âu đang “dễ dãi” hơn với các quy định về phát triển bến vững do chính họ đặt ra.

Ủy ban châu Âu đề xuất thay đổi nhiều nội dung trong Chỉ thị báo cáo Bền vững doanh nghiệp CSRD. (Ảnh: EU)

Theo đề xuất mới của Ủy ban châu Âu, 80% doanh nghiệp sẽ không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD), đồng nghĩa với khoảng 10.000 doanh nghiệp lớn nhất Châu Âu mới phải công bố dữ liệu về tác động môi trường, rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và các chỉ số tài chính liên quan, Euronews cho biết.

Ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên Kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), người đang giám sát chiến dịch "đơn giản hóa", đã bác bỏ những lo ngại rằng đây là một bước lùi đối với các chính sách của Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Ông cho rằng các thay đổi này là cần thiết để phản ứng với "những biến động lớn trong bối cảnh địa chính trị".

Chúng ta cần xem đây là một lời kêu gọi hành động. Nói ngắn gọn, chúng ta cần xây dựng một Châu Âu cạnh tranh hơn.

Ông Dombrovskis nhấn mạnh

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban Châu Âu công bố loạt đề xuất "omnibus" – một phần trong nỗ lực cắt giảm ít nhất 25% thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp hoạt động tại EU.

Dấu hỏi cho kinh tế xanh và tính bền vững

Chỉ thị báo cáo bền vững CSRD trước đây được thiết kế nhằm hướng dòng vốn đầu tư ra khỏi các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và tập trung vào các lĩnh vực bền vững hơn, như năng lượng tái tạo, phù hợp với danh mục "taxonomy" của EU về đầu tư xanh.

Nhiều lo ngại về Thỏa thuận Xanh châu Âu đang bị điều chỉnh sai hướng. (Ảnh: EU)

Tuy nhiên, ông Dombrovskis khẳng định rằng hệ thống phân loại này không bắt buộc.

“Hệ thống taxonomy là tự nguyện đối với các công ty tuyên bố tuân thủ các mục tiêu bền vững, nhằm giúp nhà đầu tư chắc chắn rằng họ không bị đánh lừa bởi greenwashing (tẩy xanh).”

Cùng với ông Dombrovskis, Ủy viên Dịch vụ Tài chính Maria Luís Albuquerque cũng nhấn mạnh rằng việc miễn trừ 80% doanh nghiệp khỏi nghĩa vụ báo cáo không ảnh hưởng đến mục tiêu minh bạch.

Điều này không có nghĩa là 80% doanh nghiệp sẽ không báo cáo nữa, mà chỉ đơn giản là họ không bắt buộc phải báo cáo

Ủy viên Dịch vụ Tài chính Maria Luís Albuquerque cho hay.

Bà cũng nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn báo cáo mới sẽ cắt giảm 70% lượng dữ liệu mà các doanh nghiệp trước đây phải cung cấp.

Tuy nhiên, Tổ chức Người tiêu dùng Châu Âu (BEUC) đã bày tỏ quan ngại, cho rằng những thay đổi này có nguy cơ làm suy yếu hệ thống và gây nản lòng các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính xanh.

Trong một thập kỷ qua, EU đã trở thành người tiên phong toàn cầu về tài chính bền vững, với các quy định mạnh mẽ giúp hệ sinh thái tài chính xanh phát triển mạnh mẽ hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Ông Agustín Reyna, Tổng Giám đốc BEUC, tuyên bố.

Bên cạnh việc giảm nghĩa vụ báo cáo, đề xuất "omnibus" cũng nới lỏng các quy định về chuỗi cung ứng – một phần trong cam kết đơn giản hóa quy trình pháp lý của Ủy ban Châu Âu.

Theo quy định cũ, các doanh nghiệp lớn tại EU phải đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi cung ứng của họ không dính líu đến lao động cưỡng bức, vi phạm nhân quyền hoặc hủy hoại môi trường. Tuy nhiên, đề xuất mới giới hạn trách nhiệm này chỉ áp dụng đối với nhà cung cấp trực tiếp, thay vì toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, các đối tác kinh doanh nhỏ hơn – nếu không thuộc diện phải báo cáo – cũng chỉ cần cung cấp một lượng thông tin tối thiểu về nguồn gốc sản phẩm của họ. Điều này nhằm giảm bớt gánh nặng hành chính không cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ.

EU cũng có kế hoạch loại bỏ quy định trách nhiệm dân sự chung, cho phép từng quốc gia thành viên tự quyết định các cơ chế bồi thường thiệt hại đối với các vụ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

"Stop the clock" - Giải pháp hoãn thực thi đến năm 2028

Để tránh hỗn loạn pháp lý khi các nghị viện EU và Hội đồng Châu Âu đàm phán sửa đổi luật, Ủy ban Châu Âu đề xuất một dự luật "stop the clock" nhằm tạm hoãn áp dụng chỉ thị báo cáo bền vững cho đến năm 2028.

Ủy ban Châu Âu đề xuất một dự luật "stop the clock" lần thứ 2. (Ảnh: DW)

Đây là lần thứ hai EU sử dụng thủ tục khẩn cấp với ít sự giám sát từ Nghị viện Châu Âu, sau khi đã trì hoãn quy định chống phá rừng vào năm ngoái - một đạo luật khác được thiết kế nhằm giảm tác động môi trường của các sản phẩm được bán trên thị trường EU.

Bản đề xuất cũng giảm nghĩa vụ tuân thủ Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) – thuế nhập khẩu dựa trên dấu chân carbon của sản phẩm. Cụ thể, 90% doanh nghiệp nhập khẩu dưới 50 tấn thép, xi măng hoặc các nguyên liệu khác sẽ không phải chịu thuế này.

Tuy nhiên, EU khẳng định rằng 99% lượng khí nhà kính liên quan vẫn sẽ bị đánh thuế, nhờ việc tập trung vào các tập đoàn có lượng nhập khẩu lớn.

Ông Dombrovskis khẳng định rằng chương trình đơn giản hóa của EU không phải là sự nới lỏng quy định, mà chỉ là một cách tiếp cận hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh.

Chúng tôi không thay đổi các mục tiêu và cam kết của Thỏa thuận Xanh” – ông nhấn mạnh. “Việc giảm bớt yêu cầu báo cáo sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu này một cách hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.

Ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên Kinh tế của EU cho hay.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng đây có thể là một bước lùi đối với tham vọng bền vững của EU.

Lo ngại bước lùi đối với tính bền vững của EU

Nếu mục tiêu của Ủy ban là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Châu Âu, thì việc cắt giảm tham vọng của CSRD là một bước lùi – vì dữ liệu bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và thu hút đầu tư vào Châu Âu. Điều này cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về cách đạt được một EU trung hòa carbon – nền tảng của Thỏa thuận Xanh.

Bà Robin Hodess, CEO của GRI, khẳng định

CEO của GRI, bà Robin Hodess nhấn mạnh rằng nguyên tắc "tính trọng yếu kép" (double materiality) – vẫn được giữ lại như một yếu tố cốt lõi của CSRD – công nhận tầm quan trọng chiến lược của tính minh bạch đối với tác động của doanh nghiệp lên nền kinh tế, môi trường và con người. Tuy nhiên, việc thu hẹp phạm vi áp dụng CSRD, với số lượng doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh còn ít hơn cả Chỉ thị Báo cáo Phi tài chính (NFRD) trước đó, làm suy yếu sự công bằng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Như Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Teresa Ribera cũng tuyên bố: “Quay lại quá khứ không phải là giải pháp.”

GRI (Global Reporting Initiative) là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận, chuyên cung cấp hướng dẫn báo cáo bền vững dành cho doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác. GRI được thành lập vào năm 1997 với mục tiêu chuẩn hóa cách các tổ chức báo cáo về tác động kinh tế, môi trường và xã hội, giúp tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp. GRI được xem là bộ tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu phổ biến nhất, được hàng ngàn doanh nghiệp và tổ chức trên khắp thế giới sử dụng để công bố thông tin ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị).

GRI khẳng định niềm tin vào một hệ thống báo cáo toàn cầu thống nhất và hiệu quả, trong đó cân bằng giữa báo cáo tác động (impact reporting) và công bố tài chính liên quan đến tính bền vững. Điều này đã được hàng nghìn công ty hàng đầu hoạt động tại EU công nhận, khi họ tự nguyện áp dụng Bộ tiêu chuẩn GRI để báo cáo về các tác động của mình.

“Thúc đẩy kinh doanh bền vững là một mệnh lệnh chiến lược, và Châu Âu từ lâu đã dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực này. Do đó, Ủy ban Châu Âu, các cơ quan EU và các quốc gia thành viên cần duy trì tham vọng của CSRD trong các cuộc đàm phán sắp tới. Chỉ khi đó, EU mới có thể đảm bảo một hệ thống báo cáo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, bao gồm cả nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ một nền kinh tế bền vững và linh hoạt.”, bà Hoddess khẳng định.

Cạnh đó, Tổ chức Oxfam cũng chỉ trích mạnh mẽ đề xuất này, cho rằng nó sẽ làm suy yếu luật bảo vệ chuỗi cung ứng.

Chủ tịch Von der Leyen đang phá hủy các quy định bảo vệ môi trường và nhân quyền. Không có nghĩa vụ pháp lý rõ ràng, các công ty sẽ không chịu trách nhiệm – và những thảm họa gần đây đã chứng minh điều này: các nhà máy dệt may sụp đổ, đập khai thác bị vỡ, và công nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu.

Bà Franziska Humbert, luật sư và cố vấn chính sách của Oxfam Đức, tuyên bố.


Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/tranh-cai-chau-au-noi-long-tieu-chuan-bao-cao-phat-trien-ben-vung-doanh-nghiep-d27465.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.