TPBank là ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong được thành lập vào năm 2008, chỉ sau hơn 10 năm phát triển đã lọt top 28/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
TPBank có tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), nhưng đại đa số chúng ta biết đến với tên gọi vắn tắt cùng với Logo màu tím rất đặc trưng, đó chính là TPBank.
TPBank được thành lập ngày 05/05/2008, với sự tham gia của các cổ đông chiến lược giàu kinh nghiệm thị trường và tiềm lực tài chính gồm Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Tập đoàn FPT, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd (Singapore), Công ty Tài chính IFC…
Từ số vốn ban đầu hạn chế, TPBank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với những thành tích kinh doanh xuất sắc và nhiều lần được khẳng định là một tổ chức tài chính uy tín với nhiều giải thưởng uy tín được trao bởi các tổ chức trong nước và quốc tế. Sau hơn 13 năm hoạt động, đến nay, tổng tài sản của TPBank đã đạt trên 206 nghìn tỷ đồng và xếp hạng 28 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo xếp hạng của VNR năm 2021).
Mới thành lập từ 05/05/2008 nhưng đến nay, TPBank đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính nói chung hay mảng vay tiêu dùng, khi ồ ạt các tổ chức tài chính đều mở rộng các sản phẩm vay không cần tài sản đảm bảo này.
TP Bank nhận 2 giải thưởng xuất sắc về ngân hàng số năm 2021. Ảnh: TPBank |
Đáng nói, tháng 4/2021, The Asian Banker, tạp chí uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại châu Á, đã bình chọn TPBank là 'Ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam' và 'Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam'. Đây là năm thứ hai liên tiếp nhà băng tím giành được danh hiệu "Ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam" (Best Digital Bank) trong các cuộc bình chọn giải thưởng của The Asian Banker.
TPBank được thành lập bởi 5 cổ đông lớn là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn FPT, MobiFone, Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.
Thông tin cơ bản về TPBank.
Ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch HĐQT
Trong số đó, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank. DOJI là công ty do ông Đỗ Minh Phú thành lập và là Chủ tịch HĐQT giai đoạn 1994 – 2018. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2019, Chủ tịch HĐQT của ngân hàng không được phép làm Chủ tịch HĐQT ở một tổ chức kinh tế khác.
Do đó, ông Đỗ Minh Phú đã lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT tại TPBank, vị trí ông đảm nhiệm từ năm 2012 đến nay, đồng thời rút lui khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của DOJI kể từ năm 2019. Tuy nhiên, sau khi rời ghế Chủ tịch HĐQT Doji theo cách “kỹ thuật”, ông Phú đảm nhiệm vai trò Chủ tịch “Hội đồng sáng lập” tại tập đoàn này.
Theo giới thiệu của TPBank, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú là cử nhân Đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa Vô tuyến Điện tử. Ông Phú hiện đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội doanh nhân Tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ.
Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT TPBank. Ảnh: TPBank. |
Ngoài Chủ tịch Đỗ Minh Phú, Hội đồng quản trị TPBank gồm có ba Phó Chủ tịch:
Ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Đỗ Anh Tú là em trai của Chủ tịch Đỗ Minh Phú. Trước khi gia nhập TPBank, ông Tú được biết đến là người khởi nghiệp và thành công với thương hiệu băng vệ sinh Diana. Hiện ông Tú đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty CP Diana sau khi công ty này được mua lại bởi Tập đoàn Unicharm, Nhật Bản.
Ông Tú được biết đến là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị thương hiệu và marketing. Ông từng được nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN năm 2013 cho những thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”. Ông Tú đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hòa Séc.
Ông Lê Quang Tiến – Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Lê Quang Tiến là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch HĐQT đầu tiên của TPBank. Hiện ông Tiến đồng thời là thành viên Hội đồng sáng lập FPT.
Năm 2013, ông Tiến cũng được nhận bằng khen của Thống đốc NHNN cho những thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Ông Tiến tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Kishinev State University và khoa Quản trị kinh doanh cao cấp tại Đại học Amos Tuck (Hoa Kỳ).
Ông Shuzo Shikata- Phó chủ tịch HĐQT
Ông Shuzo Shikata hiện giữ chức vụ Trưởng phòng Phát triển kinh doanh dịch vụ tài chính nước ngoài của Tập đoàn SBI Holding, Inc và đồng thời đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của công ty cổ phần quản lý quỹ FPT. Ông Shuzo Shikata tốt nghiệp cử nhân Kinh Tế, Trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản.
Các thành viên HĐQT khác bao gồm: bà Nguyễn Thu Hà, ông Eichiro So và bà Đỗ Thị Nhung.
So với các ngân hàng khác, TPBank dù tuổi đời “khá trẻ” nhưng lại gây tiếng vang với những thành tích vượt trội với đa dạng các gói dịch vụ tài chính chất lượng cao.
TPBank có một hệ thống sản phẩm dịch vụ tài chính rất đa dạng |
Ở sản phẩm này, TPBank sẽ có 2 nhóm khách hàng khác nhau nhăm cung cấp các dịch vụ chi tiết, hiệu quả và phù hợp nhất cho tùng đối tượng.
Trên thị trường tài chính hiện nay sẽ có 2 dòng thẻ, một dòng thẻ thuộc Debit Card (thẻ ATM thông thường) và dòng kia sẽ là loại thẻ Credit Card (thẻ tín dụng).
- Đối với thẻ tín dụng TPBank:
- Đối với thẻ ghi nợ TPBank.
Những dịch vụ công nghệ số luôn là điểm nhấn để tạo sự khác biệt giữa TPBank so với các ngân hàng khác. Khi lượng khách hàng ngày nay đang quan tâm đến một câu hỏi chung “làm thể nào để dịch vụ tài chính cá nhân trở nên thuận tiện và dễ sử dụng nhất?”
Chính câu hỏi này mà Ngân hàng Tiên Phong luôn cải tiến và áp dụng thay đổi những công nghệ tốt nhất giúp khách hàng không còn mất quá nhiều thời gian hay công sức để thực hiện một dịch vụ tài chính nữa. Kể đến các dịch vụ ngân hàng số TPBank đang áp dụng.
Để hiểu rõ hơn về ngân hàng TPBank, chúng ta có thể điểm qua quá trình hình thành và phát triển dưới đây
Nhờ vào việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng TPBank đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số với nhiều tiện ích vượt trội như: Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank… Theo số liệu từ tháng 11/2018 các dịch vụ tài tính (trọng tâm nhất là mảng tín dụng) đạt lợi nhuận trước thuế lên đến 1.100 tỷ đồng, vượt xa mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra đầu năm.
Thừa thắng trên các mặt trận tài chính, TPBank đã niêm yết thành công khi có 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoản HOSE và đó cũng là một bước đi vô cùng quan trọng đối với ngân hàng này.
Ngân hàng được các tạp chí và các tổ chức tài chính quốc tế hết lời khen ngợi, cũng như nhận được những giải thưởng từ Đảng và Nhà nước, bao gồm:
Logo TPBank có nhiều ý nghĩa đặc biệt |
Bên cạnh những tầm nhìn và sứ mệnh cao đẹp của ngân hàng Tiên Phong TPBank. Họ còn chú trọng việc ra mắt và thiết kế Logo TPBank nhằm khẳng định mạnh mẽ thương hiệu của mình.
Trong Logo này luôn ẩn chứa nhiều ý nghĩa cũng như thể hiện khát vọng, mục tiêu phát triển, sự liên kết và phục vụ khách hàng tận tình. Bộ nhận diện thương hiệu Logo của Tiên Phong Bank ra mắt vào tháng 12/2013 với kiểu dáng sinh động, bắt mắt thể hiện nhiều điều sâu sắc.
Cụ thể, có thể giải thích cặn kẽ dưới đây:
Logo TPBankcó hình dạng tam giác với thiết kế 3 chân này thể hiện sự chắc chắn, ổn định, bền vững của ngân hàng trong cả hiện tại và tương lai.
Ngoài ra, biểu tượng còn có kiểu dáng 3D đặc trưng khi nhìn vào. Kiểu dáng này thể hiện như một dạng đường xoắn cho thấy sự phát triển liên tiếp, trường tồn. Ngân hàng Tiên Phong sẽ luôn đi lên, sẽ không ngừng nghỉ và luôn là một sự gắn kết chặt chẽ của nhiều thành phần “cốt cán”.
Hơn nữa, theo ấn tượng chung, khi nhìn vào bạn sẽ thấy hình tam giác này giống như 1 nút điều khiển. Đây là ý đồ mà TPBank muốn nói đến, chúng có thấy sự vận hành trôi chảy, luôn sẵn sàng khởi động trong mọi hoàn cảnh của mọi nhân viên trong ngân hàng TPBank.
3 đỉnh của hình tam giác cũng nói lên 3 vấn đề nổi bật mà TPBank rất tâm huyết. Đó chính là chuyên nghiệp, sáng tạo và hướng đến khách hàng.
Cụ thể, chuyên nghiệp trong cách phục vụ và khả năng vận hành ngân hàng; sáng tạo trong từng máy móc, công nghệ và quy trình thực hiện; hướng đến khách hàng mọi lúc mọi nơi với cung cách phục vụ gần gũi, nhiệt tình nhất.
Logo TPBankđược chế tác với 2 màu tím và màu cam phối hợp hài hòa. Trong đó: Màu tím thể hiện sự sang trọng, thủy chung, gắn bó cũng như sự tin cậy giữa khách hàng với hệ thống ngân hàng. Màu cam thể hiện sự nhiệt huyết, mãnh liệt và khát vọng như ngọn lửa luôn bùng cháy không bao giờ tắt của ngân hàng.
Trên Logo chỉ có dòng chữ duy nhất là “TPBank” được thiết kế màu tím rõ ràng, đơn giản và góc cạnh. Chúng toát lên khí thế vững vàng, trường tồn, màu chữ thể hiện lòng minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.
Với điểm nhấn màu tím đậm ở chữ “TP”, ngân hàng này đang muốn khẳng định thương hiệu của mình và chữ “Bank” phía sau nhằm nêu rõ vị trí của TP trên thị trường ngân hàng hiện nay. Họ cam kết sẽ mang đến những dịch vụ ngân hàng tốt nhất, đứng đầu trong lĩnh vực tài chính cho khách hàng.
Ngoài Logo TPBank, câu Slogan của ngân hàng này cũng khá nổi tiếng, đó là: "Vì chúng tôi hiểu bạn". Câu slogan này thể hiện tinh thần nhiệt tình, chu đáo của mọi nhân viên của TPBank đối với khách hàng, họ luôn mong muốn có thể hiểu được khách hàng cũng như là giải quyết được những vấn đề mà khách hàng gặp phải. Từ đó, để khách hàng công nhận và tiếp tục ủng hộ ngân hàng về sau. Nhờ những điều tuyệt vời này mà ngân hàng Tiên Phong đã vinh dự lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng như Top 500 ngân hàng mạnh nhất châu Á.
Trong mùa dịch, TPBank đã có nhiều hoạt động ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch |
Hơn một thập kỷ hoạt động, VPBank đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Công đoàn TPBank đã lập quỹ nhân ái riêng với tên hội Heart’s in Hands (HIH) và thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện với sự tham gia của đông đảo cán bộ nhân viên ngân hàng.
Đặc biệt trong thời gian đại dịch, TPBank cũng tích cực đóng góp hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh.
Đơn cử, tháng 9/2021, TPBank quyết định ủng hộ 10 tỷ đồng cho “Sóng và máy tính cho em” - chương trình hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước trong bối cảnh các em học sinh phải học trực tuyến tại nhà. Trước đó, vào tháng 8/2021, TPBank đã tài trợ gần 40 máy thở cao cấp cho các bệnh viện ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam, nâng tổng số tiền mà TPBank và DOJI đóng góp cho công cuộc chống dịch lên tới 70 tỷ đồng.
Tháng 7/2021, ngân hàng này đã chủ động xây dựng các chương trình, các gói miễn giảm lãi suất cho khách hàng trong 06 tháng cuối năm, với mức giảm từ 0,5 -1,2%. Tổng số dư nợ hỗ trợ khách hàng lần này được TPBank ước tính gần 45 nghìn tỷ đồng. Tính từ năm 2020, TPBank đã miễn, giảm và hạ lãi suất cho khoảng 43.000 khách hàng.
Năm 2020, tài trợ xe chuyên dùng vận chuyển đội cơ động phòng chống dịch, xử lý môi trường cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM trị giá 757 triệu đồng; tài trợ 1 xe tải cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và phần triền mặt trị giá 300 triệu đồng; tài trợ khẩu trang cho Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương,…
Ngoài ra, TPBank trao học bổng 50.000 USD cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đạt thành tích xuất sắc và có ý chí vươn lên trong học tập của Đại học Fulbright Việt Nam. Ủng hộ miền Trung lũ lụt thời điểm cuối năm 2020 số tiền 2 tỷ đồng…
Các năm trước đó, TP Bank cũng tích cực tổ chức các chương trình cộng đồng, thiện nguyện trên phạm vi cả nước, ví như chương trình Hiến Máu nhân đạo 3 miền Bắc – Trung – Nam (2019), đồng hành cùng chương trình Tết vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, chương trình Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững, chương trình Sao độc lập (2018),….
Swift code TPBank được làm theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Và Swift Code ngân hàng TPbank được dùng trong trường hợp khách hàng gửi tiền, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài. Bạn cần nhập chính xác mã của ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng của người nhận tiền để thao tác thành công.
SWIFT Code của TPBank là: TPBVVNVX
Trong đó:
Mã CIF ngân hàng TPBank
CIF là tên viết tắt của Customer Information File có nghĩa là tệp thông tin khách hàng. CIF là tệp thông tin điện tử lưu trữ tất cả các thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng và thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng.
Mã CIF ngân hàng TPbank chính là mã số khách hàng mà ngân hàng cấp cho bạn khi đăng ký mở thẻ, mở tài khoản hay một số dịch vụ khách của ngân hàng. Mỗi mã số CIF là duy nhất, tương ứng với CMND/ Hộ chiếu của khách hàng.
Bạn cũng có thể dùng Mã CIF TPBank để đăng nhập các dịch vụ Internet banking, và TPbank Ebanking.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho thấy, tổng tài sản đạt 295.000 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm, vượt trên 17% kế hoạch. Tổng thu nhập hoạt động tăng 30% so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,9%. Lợi nhuận năm 2021 tăng gần 40% so với năm 2020.
Tổng huy động của nhà băng đạt trên 262.000 tỷ đồng, tăng 77.000 tỷ đồng so với cuối năm 2020, trong đó, nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank cũng đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ.
Bên cạnh nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm cuối năm 2020, đạt trên 1.500 tỷ đồng.
Cổ phiếu TPB chốt phiên năm 2021 là 41.050 đồng một cổ phiếu, đưa giá trị vốn hoá của ngân hàng đạt hơn 2,8 tỷ USD.
Năm 2021, TPBank hai lần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, nâng tổng số vốn điều lệ lên hơn 15.818 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu để chia cổ tức. Nhờ đó, hệ số an toàn vốn được nâng cao. Tính đến hết năm 2021, hệ số an toàn vốn CAR của TPBank đạt gần 14%, cao gần gấp đôi mức 8% mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
Số lượng khách hàng, từ 1,7 triệu năm 2017 đã tăng lên 5 triệu vào cuối năm 2021, trong đó hơn 2,4 triệu khách hàng thường xuyên trên các kênh giao dịch điện tử.
Năm 2021, TPBank được đánh giá là Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á do APEA bình chọn; Ngân hàng số xuất sắc Việt Nam do The Asian Banker bình chọn. Ngân hàng còn được bình chọn có chất lượng dịch vụ tốt nhất; Ứng dụng Ngân hàng số xuất sắc nhất; Top 10 Ngân hàng uy tín Việt Nam và có mặt trong top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
© thitruongbiz.vn