Tổng diện tích sàn xây dựng/Diện tích sàn xây dựng
Gross Floor Area - GFA

Hình minh hoạ (Nguồn: namtrungsafety)
Tổng diện tích sàn xây dựng
Khái niệm
Tổng diện tích sàn xây dựng hay diện tích sàn xây dựng trong tiếng Anh được gọi là Gross Floor Area - GFA.
- Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kĩ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum. (QCVN3/2009/BXD)
Tổng diện tích sàn xây dựng là thông số được Chủ đầu tư sử dụng để tính tổng mức đầu tư xây dựng cho toàn dự án.
- Tổng diện tích sàn hay tổng diện tích của mặt sàn, bao gồm các khu vực chứa bên trong các bức tường, khu vực bên ngoài ở mỗi tầng cùng độ dày các bức tường. Đồng nghĩa là tất cả các không gian trong tòa nhà, gồm tầng hầm, tầng lửng và tầng trung gian, và căn hộ áp mái đều thuộc tổng diện tích sàn.
Khi biết được GFA sẽ giúp tính được hệ số sử dụng đất, từ đó sẽ khống chế tải chất lên hệ thống hạ tầng kĩ thuật của khu vực.
Tổng diện tích sàn của tòa nhà chính là tổng diện tích của mặt sàn bên trong, gồm các bức tường bên ngoài. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng tổng diện tích sàn xây dựng này sẽ không bao gồm: hành lang giao thông nối giữa các khối nhà, diện tích hầm để xe, diện tích tầng kĩ thuật, mái nhà và khu vực sân vườn trên không.
Phân biệt với diện tích xây dựng
- Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng chính là diện tích mà chúng ta xây dựng trên một mảnh đất. Như vậy, khoảng diện tích này sẽ bao gồm toàn bộ phần đất nằm bên trong tường bao của một công trình.
- Sự khác nhau giữa diện tích sàn xây dựng và diện tích xây dựng
Như vậy có thể thấy rằng, diện tích sàn xây dựng chỉ bao gồm các phần không gian xây nhà từ tầng 1 đến tầng trên cùng. Còn diện tích xây dựng là bao gồm toàn bộ phần đất mà ngôi nhà nằm trên.
Việc tính toán dự toán xây dựng sẽ dựa vào diện tích sàn xây dựng chứ không phải diện tích đất xây dựng. Bạn cần hiểu rõ điều này để lên kinh phí dự trù chuẩn xác nhất cho công trình của mình.
(Tài liệu tham khảo: Big House. Nam Trung Safety. Hana Reals)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?