Tổng chi phí trung bình trong dài hạn
Long-Run Average Total Cost - LRATC
Tổng chi phí trung bình trong dài hạn
Khái niệm
Tổng chi phí trung bình trong dài hạn trong tiếng Anh là Long-Run Average Total Cost - LRATC.
Tổng chi phí trung bình trong dài hạn (LRATC) là một thông số kinh doanh đại diện cho chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm trong một thời gian dài, trong đó tất cả các đầu vào và qui mô sản xuất được coi là khả biến.
Đường cong chi phí trung bình dài hạn cho thấy tổng chi phí thấp nhất có thể để tạo ra một mức sản lượng nhất định trong dài hạn.
Chi phí trên mỗi đơn vị sản xuất trong dài hạn hầu như luôn luôn thấp hơn chi phí đơn vị trong ngắn hạn do với khung thời gian dài hơn, các công ty có thể linh hoạt thay đổi các thành phần quan trọng trong hoạt động ví dụ như thay đổi nhà máy sản xuất để đạt được hiệu quả tối ưu.
Mục tiêu của cả nhà quản lí công ty và nhà đầu tư là xác định giới hạn dưới của LRATC.
Đặc điểm Tổng chi phí trung bình trong dài hạn
Ví dụ một công ty sản xuất xây dựng một nhà máy mới lớn hơn để đáp ứng như cầu sản xuất.
Chỉ số LRATC trên mỗi đơn vị sản phẩm cuối cùng của nhà máy mới sẽ thấp hơn khi so với LRATC của nhà máy cũ do công ty có thể tận dụng các lợi thế kinh tế theo qui mô hay lợi thế chi phí từ việc mở rộng qui mô sản xuất.
Khi qui mô sản xuất được mở rộng, chi phí trung bình giảm và sản xuất trở nên hiệu quả hơn, cuối cùng khiến công ty đó trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Công ty trở nên cạnh tranh hơn có thể làm cho giá cả thấp hơn và lợi nhuận lớn hơn, đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Đây được gọi là một trò chơi mà các bên đều có thể có lợi.
Trực quan hóa Tổng chi phí trung bình trong dài hạn
Tổng chi phí trung bình trong dài hạn (LRATC) có thể biểu diễn dưới dạng một đường cong cho thấy chi phí thấp nhất mà một công ty sẽ có thể đạt được cho các mức độ đầu ra theo thời gian.
Hình dạng của đường cong này là hình chữ U, gần giống với đường cong tổng chi phí trung bình ngắn hạn. LRATC được tạo thành từ tập hợp các đường cong chi phí trung bình ngắn hạn khi công ty cải thiện hiệu quả.
Bản thân đường cong LRATC có thể được chia thành ba phân đoạn hoặc ba giai đoạn: lợi thế kinh tế theo qui mô (Economies of Scale), lợi nhuận không đổi theo qui mô (Constant returns to Scale) và bất lợi thế kinh tế theo qui mô (Diseconomies of Scale).
- Lợi thế kinh tế theo qui mô nằm ở đầu đường cong, giai đoạn này chi phí giảm khi công ty hoạt động hiệu quả hơn và chi phí sản xuất của công ty giảm.
Việc phát triển sản phẩm hay các thay đổi lớn có chi phí rất lớn vào giai đoạn ban đầu, tuy nhiên khi các nhà máy và dây chuyền sản xuất được đưa vào hệ thống, chi phí sẽ thay đổi theo hướng các sản phẩm đang được sản xuất.
Gánh nặng của những khoản chi ban đầu sẽ giảm dần theo thời gian khi công ty có thể dễ dàng sản xuất sản phẩm mới hay với qui mô lớn hơn và nhân rộng hoạt động của mình.
- Đến một thời điểm nhất định, công ty sẽ bước sang giai đoạn lợi nhuận không đổi theo qui mô khi nó tiến gần hơn đến mức hiệu quả tối đa.
Dù chi phí mua nguyên liệu thô có thể giảm bằng cách mua hàng với số lượng ngày càng lớn, nó cũng có giới hạn. Hơn nữa, các qui trình công ty sử dụng cho sản phẩm theo thời gian sẽ có nhịp điệu và tốc độ sản xuất ổn định hơn.
- Nếu công ty tiếp tục tăng qui mô sản xuất, nó sẽ rơi vào giai đoạn cuối cùng của đường cong LRATC - bất lợi thế kinh tế theo qui mô và chi phí bắt đầu tăng lên.
Việc công ty hợp lí hóa các qui trình hoạt động có thể sẽ xảy ra các hiện tượng quan liêu và hay các vấn đề quản lí mới, làm chậm quá trình sản xuất và quá trình ra quyết định. Trong giai đoạn này, công ty hoạt động càng nhiều thì chi phí sẽ càng tăng do mất hiệu quả hoạt động.
Ví dụ về Tổng chi phí trung bình trong dài hạn
Ví dụ, trong ngành công nghiệp sản xuất trò chơi trực tuyến, chi phí để sản xuất ra một trò chơi là rất cao do các quá trình như lên ý tưởng, phác họa, thiết kế, thử nghiệm,…
Tuy nhiên, chi phí tạo ra các bản sao của trò chơi một khi đã được sản xuất là không đáng kể.
Vì vậy, một khi một công ty có thể tự sản xuất, tiếp cận khách hàng mục tiêu và xây dựng được thị phần khách hàng cho trò chơi mới làm tăng lượng cầu cho trò chơi đó, thì sản lượng cần thiết tăng thêm để đáp ứng nhu cầu tăng lên này sẽ làm giảm tổng chi phí trong dài hạn.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?