Thảo quả là thực vật có hoa thuộc họ Gừng, tên khoa học là Amomum subulatum. Thảo quả có tên tiếng Anh là black cardamom, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như sa nhân cóc hoặc đò ho. Thảo quả khô có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú, giàu chất xơ, các vitamin như A, C, D,...rất tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những gia vị không thể thiếu trong các món ăn đặc trưng của người dân Tây Bắc hay món Phở "quốc dân".
Ở Việt Nam, thảo quả được mọc hoang và trồng nhiều ở những vùng có khí hậu mát mẻ như các tỉnh miền Bắc, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang,.... |
Thảo quả là thực vật có hoa thuộc họ Gừng, tên khoa học là Amomum subulatum. Thảo quả có tên tiếng Anh là black cardamom, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như sa nhân cóc hoặc đò ho.
Ở Việt Nam, thảo quả được mọc hoang và trồng nhiều ở những vùng có khí hậu mát mẻ như các tỉnh miền Bắc, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang,....
Thảo qủa là một loại cây có sức sống dai, lâu năm, có kích thước cao lên đến 3m, thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính 3 – 4cm. Ở giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài của cây có màu hồng, mùi thơm, lá mọc so le với nhau, lá có thể có hoặc không có cuống.
Bẹ lá thảo quả có khía dọc dài khoảng từ 50 – 70cm, rộng 20cm. mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Hoa mọc thành cụm, chúng mọc lên từ gốc, dài chừng 15 – 20cm, hoa cây thảo quả màu đỏ nhạt.
Mỗi bông hoa thảo quả cho rất nhiều trái, khi chín quả chuyển sang màu đỏ nâu, có kích thước trung bình dài từ 3 – 4 cm rộng từ 2 – 2,5. Vỏ ngoài dày khoảng 5mm quả chia ra làm 3 ô. Hạt tỏa hương thơm ngát, ép vào nhau.
Thảo quả khô chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, riboflavin, các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B6,… và các khoáng chất như natri, kali, kẽm, magie, Photpho, canxi và sắt.
Ngoài ra, nhắc đến dược liệu này thì không thể không kể đến thành phần tinh dầu và chất xơ chứa trong hạt. Hạt thảo quả chứa từ 1,5 – 3% tinh dầu, có mùi thơm rất đặc trưng và vị cay, nóng khá dễ chịu. Chúng thường được sử dụng làm gia vị trong các món ăn hoặc hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh.
Thảo quả khô có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú, giàu chất xơ, các vitamin như A, C, D, niacin, pyridoxine, carbohydrate, protein, và các khoáng chất như kẽm, đồng, sắt, rất tốt cho sức khỏe.
Đây là một trong những dược liệu quý của Việt Nam. Chúng có mùi vị rất thơm, vị cay tính ấm, có tác dụng phục hàn, tiêu đờm, giúp tạo cảm giác ngon miệng, giải độc rất tốt. Bộ phận thường dùng làm thuốc là hạt. Sau đây là một số tác dụng của thảo quả:
Trong ẩm thực: Có rất nhiều cách dùng trái thảo quả trong đời sống. Nhân dân thường tìm đến chúng để dùng trong ẩm thực, cùng với hạt mắc khén, nó cũng được mệnh danh là “nữ hoàng gia vị” với vị cay ngọt, tính ấm. Hơn nữa, người ta còn dùng chúng để tăng thêm hương vị cho cà phê, phở, bánh kẹo,…Thảo quả còn là một loại gia vị không thể thiếu trong nấu phở, bún bò, hầm thuốc Bắc,…
Cải thiện hệ hô hấp: Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như ho gà, hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi,… thì có thể nghĩ đến việc dùng thảo quả để khắc phục tình trạng bệnh.
Hợp chất trong thảo quả sẽ làm ấm đường hô hấp, tạo điều kiện cho không khí lưu thông qua phổi dễ dàng hơn. Đồng thời, dưỡng chất mà thảo quả mang lại cũng có tác dụng long đờm và giảm bớt tình trạng đau họng, cảm lạnh, ho,… nhờ làm dịu màng nhầy và hỗ trợ tốt cho chất nhầy di chuyển qua đường hô hấp.
Thảo quả khô chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, riboflavin, các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B6... |
Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Thảo quả có khả năng kích thích bài tiết các dung dịch trong các tuyến dạ dày và ruột để giúp các bộ phận này làm việc dễ dàng hơn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, hợp chất trong thảo quả còn hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày được tốt hơn, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày.
Thúc đẩy hệ miễn dịch: Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, thảo quả còn có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp đẩy lùi được nhiều mầm bệnh gây hại.
Tăng cường sức khoẻ tim mạch: Thảo quả còn chứa chất chống oxy hóa có lợi cho việc kiểm soát nhịp tim, giữ huyết áp được ổn định, từ đó tăng cường sức khỏe cho hệ thống tim mạch. Ngoài ra, nó cũng giảm khả năng việc hình thành cục máu đông, gây hại cho tim mạch.
Giải độc cơ thể: Theo kết quả nghiên cứu, người ta phát hiện thảo quả có thể tác động tích cực đến sức khỏe của thận và gan, nhờ đó góp phần loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể dễ dàng.
Dùng Thảo quả để tăng thêm hương vị cho cà phê, phở, bánh kẹo,… |
Làm đẹp da: Thảo quả có chứa hợp chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa mạnh như thành phần vitamin C và mangan được tìm thấy trong tinh dầu thảo quả. Những hợp chất này có tác dụng chống lão hóa và cải thiện sức khỏe làn da.
Vì thế, bạn có thể bổ sung tinh dầu thảo quả vào kem dưỡng da rồi sử dụng mỗi ngày để giúp làn da luôn được tươi mới và mát mẻ hơn.
Thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này. Vì hạt thảo quả có thể gây ra đau bụng nếu được tiêu thụ nhiều. Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: Tức ngực, khó thở, phát ban hoặc sưng da…
Vì có tính ấm và mùi thơm đặc trưng, thảo quả được dùng để làm thuốc chữa nhiều bệnh như kích thích tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ho nhiều đờm, giảm co thắt dạ dày,… và làm mát cơ thể.
URL: https://thitruongbiz.vn/thao-qua-la-gi-cach-dung-thao-qua-d3012.html
© thitruongbiz.vn