Sự thu hồi

Clawback

Clawback

Hình minh họa. Nguồn: Compensationinsider.com

Sự thu hồi

Khái niệm

Sự thu hồi, tiếng Anh gọi là clawback.

Sự thu hồi là một điều khoản hợp đồng yêu cầu khoản tiền đã trả cho người lao động phải được hoàn trả lại cho người chủ sở hữu lao động và đôi khi kèm theo một mức phạt.

Nhiều doanh nghiệp áp dụng những qui định thu hồi cho các khoản tiền mang tính khuyến khích, như là tiền thưởng, trong hợp đồng lao động của nhân viên. Thường thấy nhất là ở ngành tài chính. Và đa số các điều khoản thu hồi là bắt buộc.

Sự thu hồi thường được dùng để đối phó với những hành vi sai trái, bê bối, năng suất kém hay sự sụt giảm lợi nhuận của công ty.

Hiểu rõ hơn về sự thu hồi

Sự thu hồi thường được ghi vào hợp đồng lao động của nhân viên để chủ lao động có thể quản lí được những khoản tiền thưởng và các khoản tiền khuyến khích khác. Nó có tác dụng như một sự bảo hiểm trong trường hợp mà công ty cần phải giải quyết những gian lận hay hành vi sai trái. Hoặc là khi lợi nhuận công ty bị giảm. Nhân viên phải trả lại tiền nếu chủ lao động cảm thấy năng suất của nhân viên đó không tốt.

Sự thu hồi khác với các khoản hoàn trả khác vì nó thường đi kèm với một mức phạt. Nhân viên phải trả thêm một khoản tiền cho chủ lao động nếu xảy ra sự thu hồi.

Những điều khoản thu hồi ngăn chặn việc mọi người sử dụng thông tin sai và có tác dụng duy trì cân bằng phát triển giữa kinh tế và môi trường làm việc cũng như là phúc lợi của doanh nghiệp. Ví dụ như trong ngành tài chính, điều khoản thu hồi giúp phòng tránh việc nhân viên lạm dụng thông tin kế toán.

Sự thu hồi đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh vì nó sẽ giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và công chúng vào công ty. Ví dụ, nhiều ngân hàng mô tả những điều khoản thu hồi sau khủng hoảng tài chính của họ là cách để sửa chữa những sai lầm trong tương lai của ban quản trị.

Một điều thú vị là vào năm 2005, các điều khoản thu hồi chỉ chiếm 3% ở các công ty thuộc Fortune 100. Nhưng đến năm 2010, con số này đã tăng lên 82%

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: