Theo nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) vừa được công bố, SGN sẽ lãnh đạo liên danh triển khai dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không, cùng với dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất số 2 tại Long Thành.
Cụ thể, Công ty CP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS, HoSE: mã chứng khoán SGN) sẽ dẫn dắt liên danh triển khai dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không và dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất số 2 tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Trong liên danh này, SGN nắm vai trò chủ đạo với 75% vốn góp, phần còn lại thuộc về đối tác là CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). Điểm đáng chú ý là cả 2 doanh nghiệp đều cam kết sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu, không huy động nguồn vay bên ngoài.
Với quy mô đầu tư vượt 35% tổng tài sản theo báo cáo kiểm toán gần nhất, SGN đã chủ động xin ý kiến cổ đông về việc ủy quyền các quyết định đầu tư.
Về cơ cấu sở hữu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang là cổ đông lớn nhất của SGN với hơn 48% cổ phần, theo sau là quỹ America LLC với gần 25% và Vietjet nắm giữ 9.11% cổ phần.
Công ty cũng xin thông qua chủ trương đàm phán, ký hợp đồng, giao dịch giữa SGN và người có liên quan CTCP Hàng không Vietjet để thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ mặt đất trọn gói theo tiêu chuẩn IATA SGHA, có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của SAGS.
Về cơ cấu cổ đông, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang là cổ đông lớn nhất với hơn 48% cổ phần, theo sau là quỹ America LLC với gần 25% và Vietjet nắm giữ 9,11% cổ phần. Vốn điều lệ của SAGS ở mức gần 336 tỷ đồng.
Về quy mô tổng tài sản, tính đến hết quý III/2024, SAGS ghi nhận 1.448 tỷ đồng. Trong đó phần lớn là lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn có gần 900 tỷ đồng. Công ty duy trì chính sách không vay nợ tài chính.
Ở diễn biến liên quan, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn mới đã có thông báo về việc đạt thỏa thuận hòa giải với Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) về khoản nợ 68,5 tỷ đồng liên quan đến hợp đồng phục vụ mặt đất.
Theo Quyết định số 119/2024/QĐCNHGT-KDTM ngày 5/12/2024 của TAND TP Quy Nhơn, Bamboo Airways cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ theo lộ trình từ nay đến năm 2028. Cụ thể, khoản nợ tại sân bay Tân Sơn Nhất (52,5 tỷ đồng) và tại sân bay Đà Nẵng (16 tỷ đồng) sẽ được chia làm ba đợt thanh toán.
Ngoài ra, Bamboo Airways phải chịu lãi suất theo quy định pháp luật đối với phần nợ chưa trả và nộp 1,5 tỷ đồng chi phí hòa giải.
Các khoản nợ này phát sinh từ hợp đồng phục vụ mặt đất năm 2023, khiến Bamboo Airways trở thành con nợ khó đòi lớn nhất của SAGS, theo báo cáo tài chính quý III/2024. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ giúp SAGS cải thiện dòng tiền và quản lý rủi ro tài chính.
Dự án sân bay Long Thành, được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (hoàn thành năm 2026): Đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm, với vốn đầu tư 5,45 tỷ USD. Giai đoạn 3 (sau 2035): Đạt công suất 100 triệu lượt khách/năm, đưa sân bay Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.
Dự án không chỉ góp phần nâng cao năng lực hạ tầng hàng không mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành trung tâm vận tải hàng không khu vực.
Hiện dự án đang được đẩy mạnh triển khai, dự kiến hoàn thành dự án và đón chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 9/2026 đã được ấn định.
URL: https://thitruongbiz.vn/sags-trung-thau-du-an-790-ty-tai-san-bay-long-thanh-d26683.html
© thitruongbiz.vn