Quyền được hưởng
Vesting
Vesting
Khái niệm
Vesting dịch sang tiếng Việt là quyền được hưởng.
Vesting là một thuật ngữ pháp lí với nghĩa cho phép quyền đối với khoản thanh toán hiện tại hoặc trong tương lai, tài sản hoặc các lợi ích đi kèm.
Vesting thường liên quan đến các lợi ích trong kế hoạch nghỉ hưu khi một nhân viên tích lũy đủ các quyền mua cổ phiếu ESOP hoặc những lợi ích mà công ty đóng góp vào tài khoản kế hoạch hưu trí hay kế hoạch lương hưu đủ điều kiện của nhân viên.
Vesting cũng thường được sử dụng trong luật thừa kế và bất động sản.
Đặc điểm của Vesting
Với những lợi ích trong kế hoạch nghỉ hưu, vesting mang lại cho nhân viên quyền đối với tài sản do công ty cung cấp theo thời gian, điều này mang lại cho nhân viên một động lực để thực hiện tốt và ở lại với công ty.
Kế hoạch vesting được thiết lập bởi công ty xác định xem nhân viên có được quyền sở hữu toàn bộ tài sản hay không bằng cách dựa vào thời gian mà nhân viên đó làm việc cho công ty.
Vesting từ lợi nhuận cổ phiếu cung cấp cho công ty một công cụ giá trị để giữ chân nhân viên.
Ví dụ, một nhân viên có thể nhận được 100 đơn vị cổ phiếu hạn chế như là tiền thưởng hằng năm.
Để lôi kéo nhân viên có giá trị này ở lại với công ty trong năm năm tiếp theo, cổ phiếu được giao theo lịch trình sau: 25 đơn vị trong năm thứ hai sau khi nhận thưởng, 25 đơn vị trong năm ba, 25 đơn vị trong năm bốn và 25 đơn vị trong năm năm.
Nếu nhân viên rời công ty sau năm thứ ba, chỉ có 50 đơn vị sẽ được giao và 50 đơn vị còn lại sẽ bị mất.
Vesting cũng có thể giao ngay lập tức. Nhân viên luôn được vesting 100% trong các khoản đóng góp lương cho kế hoạch nghỉ hưu. Đóng góp của công ty cho một kế hoạch nghỉ hưu của nhân viên 401 (k) có thể được vesting ngay lập tức.
Hoặc nhân viên có thể vesting sau vài năm sử dụng kế hoạch cliff vesting, mang lại cho nhân viên quyền sở hữu 100% đóng góp của người sử dụng lao động sau số năm nhất định hoặc sử dụng kế hoạch vesting phân loại - sở hữu tỉ lệ phần trăm theo đóng góp mỗi năm.
Nhân viên phải tuân thủ theo các qui tắc của kế hoạch vesting, thường yêu cầu đến tuổi nghỉ hưu mới được rút tiền.
Các lưu ý đối với Vesting
Một kế hoạch vesting phổ biến từ ba đến năm năm.
Các công ty khởi nghiệp thường cung cấp các khoản tài trợ cổ phiếu phổ thông hoặc quyền mua ESOP cho nhân viên.
Để khuyến khích lòng trung thành giữa các nhân viên và cũng khiến họ gắn bó với công ty, các khoản trợ cấp hoặc quyền chọn phải tuân theo quá trình vesting.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?