Thứ tư 18/06/2025 19:12
Tin mới
  • Xu hướng bất động sản xanh và thực thi ESG: Chuyên gia khuyến nghị gấp rút xây dựng bộ tiêu chuẩn ESG của Việt Nam

  • Đề xuất dùng trụ sở dôi dư làm bãi đỗ xe thông minh, trạm sạc và thư viện mini

  • Bệnh viện thẩm mỹ SILI, Bệnh viện Thẩm mỹ Sài Gòn Seoul và hàng loạt phòng khám bị xử phạt, tước giấy phép do vi phạm trong lĩnh vực y tế

  • Thương vụ "bán nợ" của xAI sắp hoàn tất huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu - Oracle tuyên bố tích hợp Grok3

  • Thị trường chứng khoán toàn cầu căng thẳng dõi theo quyết định của Fed - Xu hướng bán tháo và tìm trú ẩn gia tăng

  • Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

  • Nền kinh tế A2A sẽ bùng nổ: Hệ sinh thái công nghệ khách sạn phải chủ động thích nghi với AI để không tụt hậu

  • Gần 3.000 hộ kinh doanh tại Hà Nội đóng cửa, chỉ 8,8% phải áp dụng hóa đơn điện tử và không có hiện tượng nghỉ kinh doanh lớn

  • Đề xuất cơ chế đặc thù cho tuyến đường nối sân bay Gia Bình với Hà Nội

  • Cổ đông lớn Novaland bán khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu NVL

  • Từ 1/7, Chủ tịch xã sẽ được cấp sổ đỏ cho người dân lần đầu không quá 3 ngày

  • Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

  • Đồng Nai: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch Nhơn Phước hơn 204ha

  • Quảng Ninh có 2 đặc khu Vân Đồn và Cô Tô

  • Tăng vốn điều lệ Công ty mẹ - VEC hơn 38.200 tỷ đồng

  • Bão số 1 WUTIP bất thường, hiếm gặp sau hơn 40 năm

  • Bộ trưởng Công Thương: 'Xử lý việc lợi dụng livestream ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái'

  • Sau 1 tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm

  • Phát Đạt (PDR) đề cử nhân sự mới vào HĐQT là Cựu tướng SonKim Land

  • Lãi suất huy động giảm, người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng nhiều kỷ lục đạt gần 7,5 triệu tỷ

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Những quốc gia đón Tết Nguyên đán 2022 cùng Việt Nam

09:00 |  30/01/2022

Tết Nguyên đán là truyền thống văn hóa lâu đời của nhiều quốc gia châu Á, hiện tại ngoài Việt Nam thì một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia... vẫn đón Tết Âm lịch.

Hàn Quốc

Seollal tại Hàn Quốc là dịp đặc biệt để gia đình đoàn tụ

Seollal là tên gọi Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc, một trong hai ngày Tết lớn nhất ở nước này cùng với Tết Trung thu. Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền vào ngày 1/1 âm lịch hàng năm. Đây cũng là dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ thành viên trong gia đình.

Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người.

Trò chơi dân gian cổ truyền phổ biến nhất trong dịp lễ Seollal là Yutnori, tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam, các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ (thay cho các viên xúc xắc). Ngoài ra còn có các trò chơi khác như Jegi-chagi (trò chơi đá cầu), Neoltwiggi (trò chơi bập bênh), Tuho (trò chơi ném mũi tên), và Yeon-naligi (trò chơi thả diều)….

Tây Tạng

Losar của người Tây Tạng được tổ chức vào mùa hoa mơ nở

Tết âm lịch của người Tây Tạng được gọi là Losar. Losar của người Tây Tạng được tính bằng ngày mùng 1 (ngày đầu tiên) của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng, khi mặt trăng bắt đầu quỹ đạo mới quanh Trái đất. Do vậy, Losar có thể chênh lệch từ một vài ngày đến cả tháng so với Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Lễ hội này khi đó được tổ chức vào mùa hoa mơ nở, tức là khoảng tháng Ba.

Lễ Losar bắt nguồn từ một tôn giáo cổ ở khu vực cao nguyên Thanh – Tạng là Bön. Theo truyền thuyết, vào mùa đông, người dân sẽ tiến hành các nghi thức cúng bái kèm theo lễ vật để làm an lòng thần thánh và cả các vong hồn lẩn khuấn, cầu mong cho mọi sự tốt lành. Về sau, vào dịp này, người dân, đặc biệt là nông dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa hàng bội thu.

Người Tây Tạng ở khắp nơi trên thế giới ăn mừng Losar trong vòng ba ngày, bao gồm nhiều hoạt động truyền thống như treo cờ, nhảy múa những điệu vũ dân gian Tây Tạng, tụ tập bạn bè và gia đình, đi chùa cầu nguyện…

Trung Quốc

Tết Nguyên Đán của Trung Quốc là dịp hàng trăm triệu con người hướng về quê nhà

Tết Nguyên đán còn được gọi là ChūnJié hay Lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc, được biết rộng rãi với các nước phương Tây là Chinese Lunar New Year. Lễ hội này có thể kéo dài đến 16 ngày, từ ngày trăng non đầu tháng đến rằm tháng giêng âm lịch.

Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên Đán đã xuất hiện ở nước này từ cách đây hơn 4.000 năm. Khi vua Thuấn trở thành hoàng đế, ông đã thực hiện cúng tế trước trời đất. Ngày đó được xem là ngày đầu tiên của mỗi năm – mồng 1 tháng Giêng. Kể từ đó, cứ đến ngày này mỗi năm, người dân đều tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào đón năm mới hạnh phúc, an khang. Tục lễ này được lưu giữ kể từ thời cổ đại đến ngày nay.

Ở đất nước Trung Quốc đều có một phong tục là dán thần giữ cửa để trừ quỷ. Họ cũng có lì xì đầu năm và thói quen chúc tết, thậm chí có quan niệm tắm rửa bằng một loại cây đặc biệt. Các món ăn truyền thống ăn vào ngày Tết như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước… đều mang theo ý nghĩa nhất định; ví như bánh sửi cảo có nghĩa là “thời khắc chuyển giao”, hoành thánh mang hàm nghĩa “đầu tiên”, ăn mì có ý nghĩa “trường thọ”,…

Singapore

Singapore tổ chức Tết Nguyên Đán có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc

Quốc đảo Sư Tử là một trong những nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Tuy nhiên, Singapore có cộng đồng người Hoa lớn nên Tết Nguyên đán của họ được tổ chức rất giống ở Trung Quốc.

Người Singapore cũng đón năm mới vào ngày 1/1 Âm lịch. Trước đó, họ cũng có phong tục dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đường phố, cúng ông Táo chầu trời, mâm cơm sum họp đầu năm và lì xì.

Nếu như người Việt Nam trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, thì người Singapore lại ưa chuộng quýt và dứa hơn. Theo tiếng Quảng Đông, quýt có màu cam rực rỡ và mang ý nghĩa sung túc. Còn theo tiếng Phúc Kiến thì dứa giống với từ “vượng lai”, nghĩa là phú quý.

Do đó, vào những ngày đón năm mới người Singapore không trưng hoa đào, hoa mai mà chọn cây quýt để trang trí nhà cửa và nơi làm việc. Người Singapore còn tặng quýt cho người thân và bạn bè để chúc tài lộc, may mắn. Bên cạnh đó, họ còn có phong tục tặng đồ đôi hoặc số chẵn nhưng kiêng số 4 xui xẻo. Nếu tặng quà lì xì cũng sẽ theo cặp và bỏ trong bao đỏ kèm theo socola.

Vào ngày Tết người dân quốc đảo cũng nấu các món ăn truyền thống như Yumcha (điểm tâm gồm bánh bao, dimsum, bánh cuốn, thịt viên, bánh ngọt,…) và gỏi Yusheng (gỏi đu đủ, khoai môn bào sợi, cá hồi,…)

Indonesia

Tết Nguyên Đán được công nhận ở Indonesia từ năm 2003

Là một đất nước có số dân theo Đạo Hồi lớn nhất thế giới, nhưng năm mới âm lịch cũng là ngày lễ quốc gia của Indonesia, được gọi là Imlek. Từ năm 2003, Tổng thống Megawati Soekarnoputri đã tuyên bố Tết nguyên đán là ngày lễ quốc gia của đất nước này sau khi lễ hội này bị cấm trong nhiều năm.

Một điều thú vị của Imlek là cộng đồng người gốc Trung Hoa tại Indonesia dù theo tôn giáo nào, kể cả Đạo hồi cũng đón ngày lễ này. Không khí năm mới được cảm nhận rõ nhất tại các đền chùa Phật giáo và các khu vực có người gốc Hoa sinh sống.

Ngày Tết, người Indonesia thường ăn bánh “lontong” – loại bánh được chế biến từ bột gạo nếp, đường nâu và gừng để cúng gia tiên nhằm cầu mong sự may mắn. Bánh lontong (bánh gạo) thường được ăn cùng với thịt gà nấu với nước dừa, rau nấu với nước dừa, trứng luộc...

Còn tại các đền chùa, người ta thực hiện nghi lễ tắm tượng, phóng sinh và cúng bái.

Tết Nguyên Đán dù ở đâu vẫn là Tết sum vầy

Dù trong nền văn hoá nào, Tết Nguyên Đán đều là một ngày lễ cổ truyền đậm nét Á Đông

Ngoài các nước nêu trên thì Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Philippines và Brunei cũng tổ chức Tết Nguyên Đán như Việt Nam.

Nhìn chung, bầu không khí vào các ngày Tết Nguyên Đán ở các quốc gia khác trên thế giới đều rất sôi động, khắp phố phường lối đi đều đầy rẫy sắc màu. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.

Cũng giống với Việt Nam, có thể nói Tết Nguyên đán vẫn và sẽ luôn luôn là Tết sum vầy. Hàng trăm triệu người hồi hương hàng năm, vượt qua đường dài, khó khăn để về quê nhà, ăn bữa cơm sum họp đầu năm, đặc biệt là bữa cơm giao thừa ấm cúng kỷ niệm khoảnh khắc giao thời, để gửi tới nhau những lời chúc phúc, mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/nhung-quoc-gia-don-tet-nguyen-dan-2022-cung-viet-nam-d4893.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.