Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sau khi giảm trong quý 2/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh trở lại trong quý 3 và 4.
Năm 2024 xuất khẩu tôm hùm Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh. Năm 2024, trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông, tôm loại khác chiếm tỷ trọng cao nhất (51,7%) do Trung Quốc tăng khá mạnh nhập khẩu tôm hùm từ Việt Nam. Tiếp đó, tôm chân trắng chiếm 36,1% và tôm sú chiếm 12,2% tỷ trọng. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sú sang Trung Quốc giảm mạnh hơn tôm chân trắng. Các sản phẩm tôm sú và tôm chân trắng chế biến giảm mạnh hơn các sản phẩm tươi/sống/đông lạnh. Tôm sú chế biến giảm mạnh nhất 44%.
Xuất khẩu tôm loại khác ghi nhận tăng mạnh 174%; xuất khẩu tôm loại khác chế biến tăng 199%; tôm khác sống/tươi/đông lạnh tăng 185%. Trong nhóm sản phẩm tôm khác, chủ yếu là các mặt hàng tôm hùm như tôm hùm đá sống. Xuất khẩu tôm hùm Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2024. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm hùm của Việt Nam, chiếm đến 98 - 99%.
Riêng về thị trường nhập khẩu Trung Quốc, năm 2024, tôm hùm đá và các loại tôm biển khác là sản phẩm được nhập khẩu nhiều thứ hai vào thị trường này, ghi nhận tăng 39% so với năm 2023. Các sản phẩm tôm nước ấm, trong đó có tôm chân trắng đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc giảm.
Nửa đầu tháng 1/2025, tôm Việt Nam xuất sang Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh 191% so với cùng kỳ năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD.
Tôm hùm được người Trung Quốc chế biến đa dạng từ hấp, nướng đơn giản đến cầu kỳ kiểu Quảng Đông hoặc sốt cay… chiếm tỉ trọng cao nhất 51,7%. Tiếp đó tôm chân trắng chiếm 36,1% và tôm sú chiếm 12,2% tỉ trọng.
Nhờ tăng trưởng mạnh, Trung Quốc và Hong Kong vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.
"Tôm chân trắng từng là mặt hàng thường xuyên có mặt trên các bàn ăn của tầng lớp trung lưu, được ưa chuộng vì giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng trưởng thu nhập giảm, chi phí sinh hoạt tăng, người tiêu dùng ngày càng chú ý đến hiệu quả chi phí; protein thủy sản đang dần chuyển từ "ưa thích" sang "tùy chọn".
Trong bối cảnh này, tôm chân trắng là sản phẩm nhạy cảm với giá cả, phải chịu ảnh hưởng của sự suy giảm nhu cầu", VASEP dẫn nguyên nhân tôm hùm Việt được chuộng.
Trong khi đó, nhập khẩu tôm chân trắng của Trung Quốc trong năm 2024 đạt 6,8 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước đó. Tiêu thụ tôm chân trắng lại rơi vào người tiêu dùng trung cấp và bình dân của Trung Quốc, sử dụng trong các món xào, xúp, bánh bao, lẩu.
VASEP lý giải tôm hùm, cá hồi, cua hoàng đế tăng mạnh vì mức tiêu dùng của người giàu ở Trung Quốc tương đối ổn định. Trong khi thị trường hàng tiêu dùng bình dân dễ bị tổn thương trước áp lực kinh tế tại Trung Quốc.
URL: https://thitruongbiz.vn/mot-nuoc-lang-gieng-thu-manh-tom-hum-cua-viet-nam-d27130.html
© thitruongbiz.vn