Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.
Theo báo cáo cập nhật của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), dẫn lại thông tin tổng hợp từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày công bố thông tin 26/4, có 17 đợt phát hành trái phiếu được ghi nhận trong tháng 4-2025 với tổng giá trị khoảng 30.217 tỷ đồng.
Như vậy con số này tăng đáng kể so với báo cáo tháng 4 cùng kỳ năm ngoái (khoảng 13 đợt phát hành riêng lẻ trị giá gần 14.000 tỷ đồng), nếu không tính đến 2 ngày giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Hoạt động phát hành trong tháng 4 sôi động hơn đến chủ yếu từ nhóm ngân hàng với nhiều thương vụ phát hành lớn như Techcombank (tổng 4 đợt với 8.700 tỷ đồng), hay Vietinbank (3.000 tỉ đồng), MSB (3 đợt với 4.000 tỷ đồng). Nhưng cũng có điểm đáng chú ý là có hai đợt phát hành của Vingroup với tổng giá trị 7.000 tỷ đồng, và cả một số công ty bất động sản khác cũng huy động trái phiếu với quy mô vài trăm tỉ đồng.
Như vậy, hoạt động phát hành tiếp tục cải thiện nhẹ trong tháng 4, tiếp diễn đà phục hồi của tháng 3. Trong tháng cuối của quý I, tổng giá trị phát hành khoảng 17.200 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các đợt phát hành công chúng của nhóm ngân hàng và chứng khoán.
Lũy kế quý I/2025 trước đó, tổng giá trị phát hành đạt 22.800 tỷ đồng, giảm mạnh so với quí 4 cũng như so với cùng kỳ, vì yếu tố mùa vụ và sự thay đổi quy định phát hành theo hướng chặt chẽ hơn, theo báo cáo thị trường trái phiếu của FiinGroup.
Còn theo báo cáo tổng hợp mới của VBMA, các doanh nghiệp đã mua lại 7.502 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 34.333 tỷ đồng, giảm 5,4% so với năm 2024. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm khoảng 39,7% tổng giá trị mua lại trước hạn.
Thực tế trong thời gian qua cũng xuất hiện trường hợp tổ chức phát hành vi phạm nghĩa vụ trả gốc và lãi đến hạn. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect, tính đến ngày 15/4, có hơn 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp theo thông báo của HNX.
Đáng chú ý, trong quý Icũng bắt đầu có một số doanh nghiệp chậm thanh toán nợ gốc các trái phiếu đã được gia hạn thêm kỳ hạn (có thời gian đáo hạn là năm 2023 và đã được gia hạn kỳ hạn tối đa 2 năm).
Theo tính toán của VNDirect, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% tổng dư nợ trái phiếu nhóm này. Phần lớn trong số các thuộc nhóm bất động sản.
Bất động sản nằm trong nhóm các doanh nghiệp phi ngân hàng, cũng sẽ gặp áp lực chung về dòng tiền trả nợ. Tổng nợ gốc của nhóm này đến hạn thanh toán trong quý Iai dự kiến khoảng 24.400 tỷ đồng, tăng 26,6% so với quý I.
Áp lực đáo hạn sẽ đạt đỉnh vào quý III, nhưng điểm tích cực là nhờ giá trị gốc trái phiếu đang giảm so với báo cáo hồi đầu năm, vì các doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào trái phiếu trước hạn.
© thitruongbiz.vn