Sáng ngày 31/10, giá vàng trong nước đồng loạt tăng phi mã. Trong đó, giá vàng nhẫn vượt mốc 89,5 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC trụ trên mốc 90 triệu đồng với
Cụ thể: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào-bán ra ở mức 88-90 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên hôm qua. Các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) niêm yết ở mức 90 triệu đồng/lượng bán ra, tăng một triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua.
Các doanh nghiệp bán vàng cũng niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 88 - 90 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, chênh lệch 2 triệu đồng. Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 88-90 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.000.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 30/10.
Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 88-90 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.000.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 30/10.
Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 87,7 triệu đồng/lượng, bán ra 89,2 triệu đồng/lượng, tăng 200 nghìn đồng mỗi lượng so chốt phiên hôm trước và chỉ còn cách giá vàng miếng 800.000 đồng. Đây là vùng giá cao nhất từ trước đến nay.
Vàng PNJ mua vào ở mức 88,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 89,5 triệu đồng/lượng, không đổi so chốt phiên hôm qua.
Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 88,6 - 89,6 triệu đồng/lượng (mua-bán).
Tại thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục neo cao ở mức 2.786,8 USD/ounce. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới chưa đến 4 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh do được hỗ trợ bởi tâm lý bất an trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng như căng thẳng địa chính trị leo thang ở nhiều khu vực. Nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng tăng đã giúp đẩy giá kim loại quý này lên cao kỷ lục.
Vàng tăng giá còn do nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu chậm lại nhanh hơn so kỳ vọng. Tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý III chỉ đạt 2,8%, thấp hơn mức 3% ghi nhận trong quý liền trước.
Con số tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng khiến nhiều người tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cân nhắc đẩy nhanh tốc độ giảm lãi suất để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế. Đồng USD có thể sẽ yếu đi. Dòng tiền cũng có thể giảm bớt đổ vào thị trường cổ phiếu Mỹ.
Nhiều dự báo cho rằng, giá vàng sẽ đạt mức 3.000 USD/ounce vào năm 2025 bởi ngay cả khi căng thẳng địa chính trị ở một số khu vực như Trung Đông hạ nhiệt, môi trường lạm phát cao và có thể tăng trở lại bất kỳ lúc nào sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho mặt hàng kim loại quý.
Tổng nhu cầu vàng vượt hơn 100 tỷ USD
Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) trong quý 3 năm 2024 cho thấy, tổng nhu cầu vàng đã tăng thêm 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.313 tấn, ghi nhận mức tăng kỷ lục trong quý 3. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tổng nhu cầu về vàng vượt hơn 100 tỷ USD do các khoản đầu tư mạnh mẽ trong bối cảnh giá vàng tăng cao kỷ lục.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu đầu tư vàng trên toàn cầu tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái lên 364 tấn, do sự thay đổi về nhu cầu đối với các quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF) chủ yếu từ các nhà đầu tư phương Tây. Trên toàn cầu, các quỹ ETF nắm giữ thêm 95 tấn vàng, ghi nhận đây là quý đầu tiên mà các quỹ ETF có sự tăng trưởng đáng kể từ quý 1 năm 2022.
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, nhu cầu vàng miếng và vàng xu giảm 9%, nhưng tổng nhu cầu tính đến thời điểm hiện tại vẫn ở mức cao đạt 859 tấn so với mức trung bình trong 10 năm qua là 774 tấn.
Giá vàng tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục trong quý 3, đạt mức trung bình 2.474 USD/ounce, khiến nhu cầu toàn cầu đối với vàng trang sức sụt giảm. Tổng mức tiêu thụ vàng trang sức giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái về khối lượng, nhưng tăng 13% về giá trị, cho thấy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm vàng có khối lượng ít hơn.
© thitruongbiz.vn