Tin mới
  • Khánh Hòa lập 3 tổ công tác gỡ khó cho các dự án

  • Hà Nội: Đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành công viên Võ Thị Sáu

  • Bộ Y tế: Đề xuất hỗ trợ tiền mặt, hiện vật với gia đình sinh hai con gái

  • Đồng Nai: Đấu giá đất vàng 36ha xây dựng khi đô thị mới hơn 4.600 tỷ đồng

  • FPT chốt ngày phát hành hơn 222 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên trên 17.000 tỷ đồng

  • Đề xuất sửa mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

  • Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên cán mốc 11,5 tỷ USD, xếp thứ 237 thế giới

  • Đề xuất giảm còn 3,6%/năm hoặc bỏ truy thu tiền sử dụng đất

  • Coca-Cola xây thêm nhà máy trị giá 136 triệu USD, quy mô lớn nhất tại Việt Nam

  • Chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng lên 7,2% từ năm 2026

  • Lộ diện chủ nhân mới lô 'đất vàng' từng liên quan vụ ông Phan Văn Anh Vũ

  • Tuyên án vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bị cáo Nguyễn Văn Hậu lãnh 30 năm tù, Hoàng Thị Thúy Lan 14 năm tù

  • SASCO của ông 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn chi cổ tức kỷ lục 28%

  • Hàn Quốc: Nợ công lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won

  • Thu thuế từ thương mại điện tử 6 tháng đạt gần 100 nghìn tỷ đồng

  • Giá dầu rơi khỏi ngưỡng 70 USD/thùng

  • Hòa Phát đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng

  • Sau sáp nhập đơn vị hành chính, người dân gần trạm BOT được giảm phí?

  • Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn nửa cuối năm 2025

  • Lãi suất vay mua nhà tháng 7 ngân hàng nào thấp nhất, trọn bộ lãi suất dành cho người dưới 35 tuổi

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 10/3: Diễn biến trái chiều, cà phê tăng, hồ tiêu giảm nhẹ

07:00 |  10/03/2022

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 10/3, ghi nhận giá hai mặt hàng diễn biến trái chiều, cà phê tăng, hồ tiêu giảm nhẹ.

Giá cà phê ngày 10/3

Giá cà phê ghi nhận tại các vùng trồng trọng điểm tiếp tục tăng so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện giá cà phê đang dao động trong khoảng 40.500 - 41.000 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.000 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 23 USD/tấn ở mức 2.117 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 25 USD/tấn ở mức 2.096 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 3,6 cent/lb ở mức 229,3 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 3,45 cent/lb, ở mức 228,25 cent/lb.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt 409,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020.

Năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê vào Nhật Bản đạt mức 3.212 USD/tấn, tăng 8,7% so với năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết nguồn cung chính tăng, mức tăng cao nhất 23,2% từ Guatemala và mức tăng thấp nhất 5,9% từ Brazil.

Năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như: Colombia, Guatemala, Ethiopia.

Số liệu thống kê từ ITC cho thấy, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil trong năm 2021 đạt 146,4 nghìn tấn, trị giá 406,3 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 35,73% năm 2021, cao hơn so với thị phần 29,36% năm 2020.

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 101 nghìn tấn, trị giá 182,9 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 25,25% năm 2020 xuống 24,62% năm 2021.

Văn hóa uống cà phê châu Âu đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong giới trẻ. Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà phê đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu, mà còn khuyến khích họ tự pha chế cà phê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng.

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản ghi nhận mức thấp trong 2 năm liên tiếp 2020 và 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự phổ biến của cà phê đang tăng lên và lan rộng trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản sẽ tăng trở lại vào những năm tới.

Giá hồ tiêu ngày 10/3

Giá hồ tiêu ngày 10/3, giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giữ ổn định ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 78.000 - 81.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức mức 78.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.800 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 81.000 đồng/kg.

Kết quả cuộc khảo sát vụ tiêu mới năm nay của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam vừa qua có thông tin đáng chú ý về tồn kho tiêu. Theo đó, Hiệp hội Hồ tiêu cho biết hiện một số đại lý vẫn còn mua được tiêu cũ kể từ đầu năm nay 2022. Khảo sát cho thấy tồn kho của các năm trước hiện vẫn còn nhiều, tập trung ở các hộ và đại lý có tiềm lực kinh tế mạnh. Có thể nói rằng lượng tiêu trong dân từ các mùa trước vẫn còn tương đối, đó là chưa kể lượng dự trữ tại các đại lý, công ty lớn, có tiềm lực tài chính đã thu mua tích trữ từ các vụ trước.

Phần lớn các hộ được khảo sát cho rằng sẽ trữ tiêu vụ mới, chỉ bán ra khi có nhu cầu chi tiêu và có kỳ vọng giá tăng. Thực tế này có thể xảy ra nguy cơ tăng giá ảo như năm 2021. Tuy vậy thông tin trên phần nào xoa dịu nỗi lo thiếu hàng trong vụ tới, giúp bình ổn thị trường trong nước.

Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được 30.676 tấn trong đó tiêu đen đạt 25.585 tấn, tiêu trắng đạt 5.091 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 141,3 triệu USD, tiêu đen đạt 111,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 30 triệu USD. so với cùng kỳ năm 2021 lượng xuất khẩu tăng 1,3% kim ngạch xuất khẩu tăng 60,9%.

Trong đó, Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 14.507 tấn, giảm 1.277 tấn, tức giảm 8,09 % so với tháng trước nhưng lại tăng 1.079 tấn, tức tăng 8,04% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2022 đạt 65,97 triệu USD, giảm 8,21 triệu USD, tức giảm 11,07 % so với tháng trước và tăng 27,04 triệu USD, tức tăng 69,49 % so với cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 2/2022 đạt 4.548 USD/tấn, giảm 3,23 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 1/2022.

Xuất khẩu tiêu Việt Nam sang châu Mỹ tăng 9% trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất, đạt 8.576 tấn, tăng 12,1% so cùng kỳ. Ở khu vực châu Âu, nhập khẩu tăng 5,2%, đứng đầu là các thị trường Đức: 1.616 tấn, tăng 45,1%; Hà Lan: 1.008 tấn, tăng 17,8%… xuất khẩu sang một số thị trường Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ giảm,…

Trong khi đó, xuất khẩu tới các thị trường châu Á tăng 2,8% trong đó nhập khẩu của Singapore và Hongkong tăng mạnh, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm 71,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang châu Phi tiếp tục bị cạnh tranh bởi hồ tiêu Brazil khi nhập khẩu của khu vực này giảm 46%. Các nước nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Mỹ: 933 tấn, Đức: 679 tấn, Singapore: 540 tấn, Hà Lan: 421 tấn,…

Theo nhận định của chuyên gia, xuất khẩu trong tháng 2/2022 sụt giảm cả lượng lẫn giá không chỉ vì trong tháng có ít ngày, mà còn có thêm kỳ nghỉ Tết Âm lịch khá dài.

Hiện đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới tại Việt Nam nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4/2022 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, vụ hồ tiêu 2022 ở các tỉnh đang bước vào đợt thu rộ. Dự kiến cuối tháng 3/đầu tháng 4 cơ bản sẽ kết thúc. Chu kỳ tăng giá từ năm 2020 đang khuyến khích nông dân tiếp tục duy trì và chăm sóc tốt các vườn tiêu hiện tại.

Nông dân các địa phương cũng tự nhận thức được xu hướng chuyển đổi canh tác theo hướng sạch và bền vững. Đây là điểm sáng cho chất lượng hồ tiêu Việt Nam trong tương lai.

Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số hộ canh tác nhỏ lẻ, chưa liên kết với các tổ chức HTX, doanh nghiệp và công ty thu mua cho biết sẽ tiếp tục đầu tư phân và thuốc hóa học để kích thích năng suất khi giá lên trên 100.000 đồng/kg.

VPA thông tin thêm, trong giai đoạn tới, khả năng diện tích trồng mới không nhiều do tâm lý sợ sau đợt khủng hoảng giá cùng với tác động do sâu bệnh và thời tiết trong khi đất trồng mới cũng không còn để mở rộng canh tác. Các vườn tiêu chết hiện đã được trồng xen hoặc chuyển đổi sang cây ăn trái, phổ biến là sầu riêng, bơ, mít.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/gia-ca-phe-va-ho-tieu-ngay-10-3-dien-bien-trai-chieu-ca-phe-tang-ho-tieu-giam-nhe-d5341.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.