FDI - Foreign Direct Investment là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh.
FDI là viết tắt của thuật ngữ Foreign Direct Investment - hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh với mục đích đạt được những lợi ích lâu dài về kinh tế.
Theo WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới thì Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhiều năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí đặc biệt của mình trong quan hệ quốc tế. Và trở thành một xu thế tất yếu của thế giới, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Thuật ngữ FDI được nhắc khá nhiều hằng ngày từ các bản tin kinh tế trên báo chí hay các nội dung trao đổi cá nhân nhưng không phải ai cũng rõ FDI là gì? |
Tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 định nghĩa một cách khái quát như sau về doanh nghiệp FDI:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với khái niệm FDI theo định nghĩa Tiếng Anh ở trên thì pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Do đó, trong phạm vi này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Tại Việt Nam, theo quy định tại quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 định nghĩa chi tiết về doanh nghiệp FDI. |
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
Doanh nghiệp cũng không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
Kinh doanh mại dâm;
Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
Kinh doanh pháo nổ;
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.
Lưu ý:Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Công ty TNHH 1 thành viên;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
Công ty cổ phần;
Công ty hợp danh.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp FDI: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp từ mức khoảng 13% GDP năm 2010 đã tăng tỷ trọng lên 20% GDP trong năm 2020 cho thấy sự quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Top 10 doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam được VNR xếp hạng dựa trên top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, cụ thể bao gồm:
1. Samsung Việt Nam
Samsung nhận giấy phép đầu tư nhà máy ở Thái Nguyên từ tháng 3/2013, đi vào hoạt động từ tháng 3/2014, đặt tại Khu công nghiệp Yên Bình với tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD. Cùng với nhà máy tại Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất toàn cầu của gã khổng lồ điện tử đến từ Hàn Quốc.
Doanh thu hàng năm của Samsung Thái Nguyên đạt gần 26 tỷ USD, tương đương gần 1/10 GDP của cả nước. Vì vậy, Samsung Thái Nguyên là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, bất kể loại hình. Nhà máy của Samsung cũng đã tạo việc làm cho hơn 70 nghìn lao động ở Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
2. Vietsovpetro
Vietsovpetro là liên doanh đầu tiên giữa Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xô được thành lập trên cơ sở Hiệp định Việt – Xô về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký ngày 3/7/1980.
Vietsovpetro đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong ngành dầu khí Việt Nam, bao gồm: phát hiện 8 mỏ dầu có giá trị thương mại cao, trong đó có mỏ Bạch Hổ lớn nhất Việt Nam; khoan hơn 450 giếng dầu bao gồm 327 giếng khai thác. Tính đến tháng 3/2018, Vietsovpetro đã khai thác 229 triệu tấn dầu thô, 33 tỷ m3 khí và thu về 78 tỷ USD.
3. Unilever Việt Nam
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam là một chi nhánh của tập đoàn Unilever toàn cầu – một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đến từ Anh và Hà Lan. Unilever chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia dụng và thực phẩm tại hơn 150 quốc gia.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD vào Việt Nam với nhà máy hiện đại tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Unilever Việt Nam có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước bao gồm 150 nhà phân phối và 200.000 cửa hàng bán lẻ. Các thương hiệu của hãng như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Lipton, … đã trở thành những sản phẩm quen thuộc trong các gia đình Việt.
4. Ford Việt Nam
Công ty TNHH Ford Việt Nam trực thuộc tập đoàn ô tô Ford được thành lập năm 1995 và khai trương nhà máy lắp ráp tại tỉnh Hải Dương vào tháng 11/1997. Công suất của nhà máy là 14.000 xe/năm với các dòng sản phẩm hiện nay là: Ecosport, Tourneo, Ranger.
Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD, trong đó Ford Motor góp 75% vốn và Công ty Diesel Sông Công Việt Nam góp 25% vốn. Đây là liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam.
5. Suntory Pepsico Việt Nam
Năm 1994, Pepsico – gã khổng lồ trong ngành đồ uống của Mỹ – chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với Công ty Nước giải khát Quốc tế IBC. Tháng 4/2013, liên minh nước giải khát chiến lược Suntory Pepsico Việt Nam được thành lập giữa Suntory Holdings của Nhật Bản và Pepsico.
Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất đồ uống. Các sản phẩm nổi tiếng của công ty bao gồm nước giải khát có gas Pepsi, nước đóng chai Aquafina, nước cam ép Tropicana Twister, nước tăng lực Sting, …
6. Manulife Việt Nam
Công ty TNHH Manulife Việt Nam được thành lập vào năm 1999, là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Công ty mẹ của doanh nghiệp này là Tập đoàn Tài chính Manulife có trụ sở tại Canada.
Manulife Việt Nam hiện đang cung cấp danh mục đa dạng từ các sản phẩm bảo hiểm truyền thống đến bảo hiểm sức khỏe, giáo dục, liên kết đầu tư, hưu trí, … Manulife tuyên bố có 1,2 triệu khách hàng Việt Nam, với đội ngũ 57.000 tư vấn viên, đối tác chiến lược và mạng lưới 90 văn phòng trên khắp cả nước.
7. Dai-ichi Life Việt Nam
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam được thành lập ngày 18/1/2007, là thành viên của Tập đoàn Dai-ichi Life – một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Nhật Bản.
Dai-ichi Life Việt Nam tuyên bố đứng thứ 3 ở thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nước về mạng lưới kinh doanh với hơn 269 văn phòng tại khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc, tính đến cuối năm 2020. Công ty cũng cho biết đang sở hữu đội ngũ 1.645 nhân viên và 105.000 tư vấn viên.
8. Daikin Việt Nam
Daikin Việt Nam là công ty con của nhà sản xuất điều hòa không khí Daikin của Nhật Bản, một doanh nghiệp sở hữu lịch sử 96 năm và một số sáng chế trong ngành điều hòa không khí.
Tiền thân là Công ty Cổ phần Việt Kim, nhà sản xuất điều hòa này đổi tên thành Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning Vietnam vào năm 2015. Năm 2018, Daikin đã đầu tư hơn 72 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất điều hòa tại Hưng Yên với quy mô 210.000 m2, năng lực sản xuất lên đến 1 triệu sản phẩm/năm.
9. AIA Việt Nam
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam được thành lập vào tháng 2/2000. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020, AIA Việt Nam đang có 1,4 triệu khách hàng, hơn 1.200 nhân viên và hơn 190 văn phòng ở 50 tỉnh, thành trên cả nước.
AIA Việt Nam là thành viên của tập đoàn bảo hiểm và tài chính đa quốc gia AIA của Hồng Kông. Đây là công ty bảo hiểm nhân thọ niêm yết đại chúng lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài Việt Nam, AIA còn có mặt ở 17 thị trường khác trong khu vực.
10. Proconco
Công Ty Cổ phần Việt – Pháp Sản xuất Thức ăn gia súc (Proconco) được thành lập từ năm 1991, tiền thân là công ty liên doanh sản xuất thức ăn chăn nuôi giữa tập đoàn SCPA của Pháp và Việt Nam.
Proconco sở hữu thương hiệu thức ăn chăn nuôi nổi tiếng “Con Cò”. Công ty hiện đang có 7 nhà máy, ở các tỉnh Đồng Nai (2 nhà máy), Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên và Bình Định. Mạng lưới của Proconco bao gồm hơn 1.000 nhà phân phối.
URL: https://thitruongbiz.vn/fdi-la-gi-va-top-10-doanh-nghiep-fdi-lon-nhat-tai-viet-nam-d3226.html
© thitruongbiz.vn