Thứ sáu 09/05/2025 12:51
Tin mới
  • Phát hiện hành vi Tiktoker Yuki sử dụng hình ảnh bằng tốt nghiệp giả để quảng cáo dịch vụ làm đẹp trái phép trên mạng xã hội

  • Đề xuất đưa nước giải khát có đường, điều hoà vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

  • Giá thịt lợn ngày 9/5 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành

  • Giá hồ tiêu ngày 9/5 đi ngang

  • Giá cà phê ngày 9/5 đồng loạt giảm ở tất cả các địa phương

  • Giá vàng ngày 9/5 lùi về mốc 120 triệu đồng/lượng

  • Phòng khám Răng Hàm Mặt của Công ty nụ cười Việt và Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Việt Smile bị xử phạt

  • Hà Nội lấy ý kiến cải tạo 36 tòa nhà khu tập thể Vĩnh Hồ thành loạt nhà 40 tầng

  • Hai cựu thành viên HĐQT Eximbank được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc

  • Đô thị Kinh Bắc (KBC) được chấp thuận đầu tư Dự án KCN Quế Võ mở rộng 2

  • Nghị quyết 68 khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ứng dụng khoa học công nghệ

  • Chứng khoán phố Wall tăng mạnh sau khi thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh củng cố niềm tin thị trường

  • Đề xuất xây dựng cao tốc Quảng Ngãi- Kon Tum với hơn 44.300 tỷ đồng

  • EU khởi kiện Mỹ về thuế quan, công bố biện pháp đối phó trị giá 95 tỷ euro

  • Chuyên gia phân tích Standard Chartered xin lỗi vì dự báo giá bitcoin 120.000 USD là 'quá thấp'

  • Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại sau 1 năm tạm dừng

  • Fed giữ nguyên lãi suất, ông Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ ngốc'

  • Thành viên HĐQT HPG muốn 'sang tay' 8.5 triệu cp cho con trai và người nhà

  • Ông Trump thông báo Anh là nước đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Bộ Y tế phát cảnh báo: Cẩn trọng với quảng cáo thực phẩm người nổi tiếng thổi phồng công dụng

18:38 |  07/03/2025

Ngày 7/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm từ những TikToker, KOLs , KOCs… Đây là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thực phẩm chức năng đang trở thành một sản phẩm phổ biến trong đời sống hàng ngày. Thực phẩm chức năng là sản phẩm dùng để bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng hỗ trợ chức năng của cơ thể, tăng cường sức khỏe hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh. Sản phẩm này không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng.

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội tràn lan đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Shopee… Tại đây, các TikToker, KOLs (Key Opinion Leaders), KOCs (Key Opinion Consumers), và Influencers với những lời hứa hẹn “thần kỳ” như giúp giảm cân nhanh chóng, làm đẹp da tức thì, hay tăng cường sức khỏe vượt trội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quảng cáo như thế ở mọi nơi, thường xuyên xuất hiện trong vai trò người giới thiệu sản phẩm, khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy bị thu hút và tin tưởng.

Các quảng cáo về thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với những lời giới thiệu hoa mỹ như “chữa bách bệnh”, “thay thế thuốc chữa bệnh”, “hiệu quả tức thì”. Không ít người tiêu dùng đã tin theo những quảng cáo này mà mua về sử dụng, nhưng kết quả lại không như mong đợi, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Các dấu hiệu nội dung quảng cáo thổi phồng: Thực phẩm không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tâm lý muốn khỏi bệnh nhanh của người tiêu dùng để quảng cáo sai sự thật, thậm chí dùng cả người nổi tiếng để tăng độ tin cậy. Những lời quảng cáo như “giúp khỏi bệnh hoàn toàn”, “tác dụng nhanh chóng chỉ sau vài ngày”, “bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên”… đều là những dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng.

Đáng lo ngại là không phải tất cả những lời quảng cáo ấy đều dựa trên cơ sở khoa học hay được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng. Nhiều trường hợp, những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã “thổi phồng” công dụng của thực phẩm chức năng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng về khả năng thật sự của sản phẩm.

Trong khi thực tế, những kết quả ấy khó có thể đạt được chỉ dựa vào một sản phẩm đơn lẻ. Hệ quả của những quảng cáo thổi phồng này không chỉ là sự thất vọng khi sản phẩm không như mong đợi, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Người tiêu dùng có thể tự ý dùng thực phẩm chức năng mà không tham khảo ý kiến chuyên gia, dẫn đến những tác dụng phụ hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác. Chưa kể, không ít sản phẩm được quảng cáo quá mức này có thể là hàng giả, hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc, khiến người dùng càng thêm rủi ro.

Nguy cơ từ việc tin vào quảng cáo sai sự thật

Khi tin vào những quảng cáo không đúng sự thật, người tiêu dùng có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng:Mất tiền oan: Những sản phẩm này thường được bán với giá cao nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Bỏ lỡ cơ hội điều trị đúng cách: Nhiều người bệnh tin vào thực phẩm chức năng, bỏ qua phác đồ điều trị của bác sĩ, dẫn đến bệnh tình nặng hơn.

Gây hại cho sức khỏe: Một số sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa chất cấm, gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông minh?

Để tránh bị lừa bởi những quảng cáo sai sự thật, người dân cần:

Tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm: Xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không?

Không tin vào những quảng cáo quá đà: Không có sản phẩm nào có thể “chữa bách bệnh” hay mang lại kết quả thần kỳ trong vài ngày.

Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo phù hợp với sức khỏe của bạn.

Chọn mua sản phẩm từ nguồn uy tín: Tránh mua hàng trôi nổi trên mạng, đặc biệt là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác đầy đủ.

Để tránh rơi vào “bẫy” của những quảng cáo thiếu căn cứ, chúng ta cần trở thành những người tiêu dùng thông thái.

Hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế, và chỉ chọn mua các loại thực phẩm chức năng từ những nguồn tin cậy. Đồng thời, đừng để những lời quảng cáo hoa mỹ hay hình ảnh của người nổi tiếng trên mạng đánh lừa. Đừng để bị lừa! Cẩn trọng và tỉnh táo là điều cần thiết khi đối mặt với những quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội. Sự chủ động và thông minh của người tiêu dùng chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và ví tiền của mình.

Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh: "Cần nhớ rằng, sức khỏe của chúng ta quan trọng hơn bất kỳ lời hứa hẹn nào từ một video TikTok hay một bài đăng trên Facebook"

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/bo-y-te-phat-canh-bao-can-trong-voi-quang-cao-thuc-pham-nguoi-noi-tieng-thoi-phong-cong-dung-d27517.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.