Tin mới
  • Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường

  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Xuất khẩu gạo trong năm 2023: Nhiều triển vọng tích cực

07:00 |  22/02/2023

Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức cao, giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023 - Ảnh: VGP/Lê Anh
Hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023 - Ảnh: VGP/Lê Anh

Ngày 21/2, tại TPHCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023.

Hơn 6,6 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486 USD/tấn

Trong tháng 1/2023 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 359.310 tấn, mang lại 186,6 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 519,3 USD/tấn. So với tháng 1/2022, giảm 29% về số lượng, nhưng tăng 6,8% về giá xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1 vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa.

Đối với vùng ĐBSCL, sản lượng ước đạt 24 triệu tấn lúa. Trong đó tiêu thụ nội địa cho vùng ĐBSCL và TPHCM khoảng 10,8 triệu tấn. Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu năm 2023 ước khoảng 13,2 triệu tấn, tương đương 6,6 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Cơ cấu nhóm gạo xuất khẩu gồm: Gạo chất lượng cao đạt 3 triệu tấn; gạo thơm, đặc sản đạt 2,1 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 0,9 triệu tấn; nếp đạt 0,6 triệu tấn.

Nhu cầu dự trữ lương thực tăng, tạo nhiều cơ hội cho DN

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp nhằm duy trì, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trong năm 2023.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý I-II/2023 sẽ ổn định do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực cũng như chuẩn bị cho thời điểm năm mới.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức tốt do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Với thị trường EU, ông Nguyễn Văn Nhật, Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Minh Nhật cho biết, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam được cấp hạn ngạch 80.000 tấn, trong đó 30.000 tấn gạo trắng, 30.000 gạo thơm, 20.000 tấn gạo lứt. Do đó, các đơn hàng gạo xuất khẩu nếu nằm trong danh mục trên thì được miễn thuế 175 ER/tấn. Đây là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên tìm cách gia tăng sản lượng, chủng loại gạo để tận dụng tối đa lợi thế.

Mặc dù thuận lợi về mặt thị trường, song hiện nay theo phản ánh, các doanh nghiệp ngành gạo lại đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn, đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân đang đến gần.

Ghi nhận các ý kiến từ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023.

Tuy nhiên, theo ông Chinh, thị trường vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột ở một số khu vực trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương luôn theo sát tình hình thị trường, đồng thời chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại và thông báo các diễn biến kịp thời về tình hình thị trường cho hiệp hội ngành hàng và các DN xuất khẩu.

Ông Phan Văn Chinh đề nghị, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/xuat-khau-gao-trong-nam-2023-nhieu-trien-vong-tich-cuc-d10266.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.