VN-Index sau nhiều nỗ lực vẫn không thể tìm lại hào quang. Theo đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục và phòng ngừa rủi ro phù hợp, tập trung các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, VN-Index biến động trong biên độ hẹp và đóng cửa ở mức 1.261,72 điểm, giảm 2,07 điểm so với phiên trước. HNX-Index giảm nhẹ 0,15 điểm xuống 226,89 điểm, trong khi UPCoM-Index tăng 0,13 điểm, đạt 92,77 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE chỉ đạt hơn 502 triệu cổ phiếu, giảm 6,8% so với phiên trước, tương ứng giá trị giao dịch là 12.086 tỷ đồng, giảm 5,7%. Ở chiều ngược lại, giao dịch thỏa thuận vẫn diễn ra sôi động trên sàn HoSE với 3.366 tỷ đồng. Như vậy, nếu chỉ tính khớp lệnh, giá trị giao dịch trên sàn này chỉ đạt 8.720 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu VN30 chốt phiên chỉ còn 5 mã: ACB, HDB, MBB, PLX, VHM tăng nhẹ từ 0,2-0,85%; 6 mã: CTG, HPG, SAB, SSB, STB, TPB dừng ở tham chiếu; còn lại 19 mã giảm.
Trong đó, FPT giảm 1,27% xuống 148.000 đồng/cp, MWG giảm 1,15%.
Các mã còn lại: BCM, BID, BVH, GAS, GVR, MSN, POW, SHB, SSI, TCB, VCB, VIB, VIC, VJC, VNM, VPB, VRE giảm nhẹ chưaXét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép đóng cửa giảm, với VCA giảm sàn xuống 14.250 đồng/cp, TLH giảm 2,59%, NKG giảm 2,14%, HSG giảm nhẹ. Ngược lại, SMC tăng 2,05%, HMC và HPG dừng ở tham chiếu đến 1%.
Sau khi tăng tích cực vào phiên trước, nhóm cổ phiếu chứng khoán trong phiên giao dịch này đồng loạt quay đầu giảm: Bên cạnh SSI đã kể trên, FTS giảm 1,61% xuống 42.850 đồng/cp, các mã: APG, CTS, HCM, ORS, TVB, TVS, VCI, VIX giảm nhẹ. Ngược lại, TCI tăng 1,07%, 3 mã: AGR, DSE, VDS tăng nhẹ, cùng BSI và VND dừng ở tham chiếu.
Tương tự, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng cửa giảm. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB, LPB và MSB tăng nhẹ, OCB giảm nhẹ, NAB dừng ở tham chiếu.
Nhóm bất động sản cũng có sự phân hóa mạnh: KDH tăng 1,16%, SCR tăng 1,24%; VHM, DXG, HDG, SJS, NVL, TIG tăng gần 1%. Ngược lại, SZC giảm 1,16%, KHG giảm 2,87%; DIG, NLG, VRE, PDR, IDC, CEO, KBC, VCS giảm gần 1%.
Các nhóm ngành như: vận tải, tư liệu sản xuất, bảo hiểm, tiện ích, phân phối và bán lẻ, phần mềm cũng chốt phiên trong sắc đỏ.
Trên thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên chiều 17/12, khi sự chú ý đổ dồn vào quyết định chính sách sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Khép lại phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,2% xuống 39.364,68 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng ở Hong Kong giảm khoảng 0,2% xuống 19.751,81 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải giảm 0,7% xuống 3.361,49 điểm. Sắc đỏ cũng được ghi nhận tại các thị trường Singapore, Seoul, Manila, Mumbai, Bangkok và Jakarta.
Fed được dự đoán sẽ hạ lãi suất lần thứ ba liên tiếp tại cuộc họp bắt đầu vào ngày 17/12, trong nỗ lực đưa nền kinh tế hàng đầu thế giới tới trạng thái "hạ cánh mềm". Tuy nhiên, thị trường sẽ xem xét kỹ tuyên bố chính sách của Fed để tìm manh mối về đường hướng lãi suất trong năm tới.
Giới đầu tư đã bắt đầu giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong 12 tháng tới, do lạm phát vẫn còn dai dẳng, thị trường lao động mạnh mẽ và sự khó đoán định của ông Donald Trump, người đã cam kết cắt giảm thuế và áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu.
Ông Stefan Hofrichter, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược toàn cầu tại Allianz GI, cho biết nền kinh tế Mỹ đã đi ngược lại với những cảnh báo về khả năng suy thoái và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng tốc. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Ngoài Fed, Ngân hàng trung ương Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Thụy Điển (Riksbank) và Ngân hàng trung ương Na Uy (Norges Bank) dự kiến sẽ đưa ra quyết định chính sách vào ngày 19/12.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tình hình tại Trung Quốc, sau khi các biện pháp mới nhất của giới chức nước này nhằm vực dậy nền kinh tế đã không đạt được như kỳ vọng. Số liệu doanh số bán lẻ yếu được công bố mới đây càng làm nổi bật sực cần thiết phải có thêm các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ.
Theo CTCK Vietcombank (VCBS), hiện tại thị trường vẫn chưa có diễn biến đáng chú ý so với các phiên gần đây. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tranh thủ cơ cấu danh mục đối với những mã cho tín hiệu suy yếu hoặc nỗ lực vượt kháng cự thất bại đi cùng sự gia tăng của áp lực bán.
Mặt khác, nhà đầu tư cũng có thể tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân từng phần đối với các mã thể hiện được động lực ổn định khi vận động trên đường MA20, không phá vỡ xu hướng tăng mà có tín hiệu tạo nền tích lũy mới ở vùng giá cao hơn.
Một số nhóm ngành đáng chú ý bao gồm ngân hàng, chứng khoán, chăn nuôi, bất động sản.
CTCK Asean cho rằng: Thị trường sẽ có xu hướng tiếp diễn khó lường và không loại trừ khả năng có thể tiếp tục giảm điểm nhẹ trong quá trình tái tích lũy trước khi đảo chiều trở lại đà tăng, hướng tới vùng đỉnh cũ 1.300 điểm. Ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.255 điểm khi đây là vùng hợp lưu của nhiều yếu tố kỹ thuật.
Theo đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục và phòng ngừa rủi ro phù hợp, tập trung các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
Chỉ nên giải ngân khi xu hướng hồi phục được xác nhận rõ ràng với khối lượng giao dịch gia tăng tốt trở lại và cổ phiếu đang có mức định giá hấp dẫn
© thitruongbiz.vn