Thứ ba 29/04/2025 02:57
Tin mới
  • Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

  • Cao tốc qua Hà Tĩnh đủ điều kiện thông xe từ 18h hôm nay

  • VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

  • Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

  • Lãnh đạo liên quan nhóm GELEX được đề cử vào HĐQT Eximbank

  • Novaland lại chậm thanh toán hàng trăm tỷ đồng nợ trái phiếu

  • Công ty TNHH Du lịch và Thương mại EURO xây công trình trái phép tại bờ biển Hải Tiến

  • Sữa TH muốn xây nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

  • Lễ tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

  • Xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2025 tăng mạnh 37%, đạt gần 1 tỷ USD trước thử thách thuế ‘Trump’ và làn sóng cạnh tranh mới

  • Nguồn cung căn hộ 'vừa túi tiền' thiếu vắng, căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng hoàn toàn biến mất

  • Giá vàng trong nước tạm chững lại, thế giới dự báo giá vàng đảo chiều giảm

  • Xây dựng Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu nhằm thanh toán nợ vay ngân hàng

  • Nhà ở xã hội Hope Residences Phúc Đồng được bán với giá hơn 16 triệu đồng/m2 sau 5 năm cho thuê

  • Hà Nội: Sắp có nhà ở xã hội tại ‘khu đất vàng’ của Thủ đô

  • Hàng loạt hệ thống siêu thị tung khuyến mại khủng lên đến 50%, kích cầu tiêu dùng đón đại lễ 30/4-1/5

  • WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 Việt Nam xuống 5,8% duy trì ổn định

  • ĐHĐCĐ Vietcombank: Thông qua tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng, bầu bổ sung thành viên HĐQT

  • ĐHCĐ LPBank: Lợi nhuận tăng 22%, dự chia cổ tức 25%

  • MBBank chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt, mục tiêu vốn hóa tăng lên 10 tỷ USD

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Vinfast lọt top 3 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, vốn hóa hơn 100 tỷ USD

10:32 |  25/08/2023

Theo CompaniesMarketCap, VinFast đã lọt top 3 những công ty sản xuất ô tô có vốn hóa lớn nhất thế giới, sau Tesla (741 tỉ USD) và Toyota (221 tỉ USD).

Theo dữ liệu của CompaniesMarketCap, VinFast đã lọt top 3 những công ty sản xuất ô tô có vốn hóa lớn nhất thế giới, sau Tesla (741 tỉ USD) và Toyota (221 tỉ USD).
Theo dữ liệu của CompaniesMarketCap, VinFast đã lọt top 3 những công ty sản xuất ô tô có vốn hóa lớn nhất thế giới, sau Tesla (741 tỉ USD) và Toyota (221 tỉ USD).

Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/8 - 25/8 (giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS giao dịch ở mức giá 38,5 USD/cổ phiếu, tăng 4% so với phiên ngày hôm qua. Chỉ sau 30 phút giao dịch, thị giá VFS đã "bứt phá" tăng gần 40% lên 51,8 USD.

Kết thúc phiên giao dịch, sáng 25/8 (theo giờ Việt Nam) cổ phiếu VFS chốt ở mức 49 USD với hơn 8 triệu cổ phiếu được giao dịch - tăng 32% so với phiên trước và cũng là mức giá đóng cửa cao nhất từ khi lên sàn.

Theo thống kê, sau phiên chào sàn kỷ lục 37 USD, cổ phiếu VFS đã giảm ba phiên liên tiếp sau đó, mất gần 60% thị giá, lùi về ngưỡng 15 USD. Sắc xanh trở lại với VFS từ phiên 21/8 khi tăng trở lại 17,58 USD và bắt đầu trở thành tâm điểm chú ý. Cổ phiếu VFS biến động với biên độ có lúc lên tới ba chữ số. Cổ phiếu của hãng xe điện Việt Nam trong phiên 24/8 chốt phiên ở ngưỡng 49 USD.

Mức giá này đưa VinFast thành hãng xe điện có quy mô vốn hóa cao thứ hai thị trường, chỉ sau Tesla và vượt mặt hàng loạt tên tuổi khác như BYD, Rivian, Lucid Motors.

Theo Bloomberg Billionaires Index, tính đến hết phiên giao dịch 24/8 thì tài sản của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã tăng lên 56,3 tỷ USD và tiếp cận gần nhóm 20 tỷ phú giàu nhất thế giới. Còn Forbes xác định tài sản của ông Vượng ở mức 41,4 tỷ USD, đứng thứ 28 thế giới.

Và theo dữ liệu của CompaniesMarketCap, thì VinFast đã lọt top 3 những công ty sản xuất ô tô có vốn hóa lớn nhất thế giới, sau Tesla (741 tỉ USD) và Toyota (221 tỉ USD).

Như vậy, hãng xe điện đến từ Việt Nam vào thẳng top 3 những công ty sản xuất ôtô có vốn hóa hóa lớn nhất toàn cầu, vượt qua cả hãng siêu xe Porsche, Mercedes.

Và Vinfast tới thời điểm hiện tại vẫn đang giữ vững vị trí thứ 2 về vốn hóa trong các công ty xe điện trên thế giới và chỉ xếp sau Tesla.

Theo các nhà đầu tư, nguyên nhân chính khiến VFS biến động lớn có thể là do tỉ lệ thả nổi thấp, bởi ít nhất 99,1% số cổ phần của VinFast đang nằm trong tay Chủ tịch Phạm Nhật Vượng. Hôm 24/8, chỉ có trung bình 1,43 triệu cổ phiếu được giao dịch trên thị trường, trong khi công ty có hơn 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành.

Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là giá trị của tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán. Vốn hóa cao hay thấp phụ thuộc vào lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá của nó.

Cơ cấu cổ đông cô đặc với số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-float) thấp là lý do chính khiến cổ phiếu VFS biến động mạnh. Lượng cổ phiếu do nhóm các công ty liên quan tới Vingroup và Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng nắm giữ chiếm hơn 99% tổng lượng cổ phiếu phát hành của VinFast Auto, theo bản cáo bạch. Lượng cổ phần tự do giao dịch sau khi VinFast niêm yết chỉ có khoảng 4,5 triệu cổ phiếu trên tổng số hơn 2,3 tỷ cổ phiếu.

Biến động của cổ phiếu VinFast gần đây cũng gây bất ngờ cho giới phân tích Mỹ. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì việc bán khống không được giới phân tích khuyến khích với VinFast bởi quá đắt đỏ.

Bởi lượng cổ phiếu trôi nổi quá thấp, chi phí để vay mượn cổ phiếu nhằm bán khống VinFast lên tới ba chữ số, tức là mức lãi suất hơn 100% một năm. Theo Matthew Unterman, giám đốc của S3 Partners, tỷ lệ thả nổi rất nhỏ và thiếu các nhà đầu tư tổ chức lớn tham gia có nghĩa là nguồn cung cho những người bán khống tiềm năng là "rất khan hiếm".

Được biết, từ khi thành lập vào năm 2017, đến nay VinFast vẫn chưa đạt tới điểm hòa vốn. Công ty sản xuất xe điện lớn nhất Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 15.000 tỷ đồng trong năm 2022 và gần 2.000 tỷ trong ba tháng đầu năm nay, theo bản cáo bạch gửi Ủy ban chứng khoán Mỹ.

Tuy nhiên, VinFast chịu lỗ trước thuế hơn 48.900 tỷ đồng trong năm trước và thêm hơn 14.100 tỷ đồng trong quý I năm nay. Tính tới cuối quý I, tổng tài sản của VinFast đạt gần 5,1 tỷ USD, trong đó các khoản đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị là hơn 2,6 tỷ USD. Tổng lỗ lũy kế ghi nhận đến cuối quý I là gần 6 tỷ USD.

Bán khống (short selling) là một chiến lược đầu tư cho phép sinh lời từ việc giá cổ phiếu giảm, nhưng không dành cho tất cả mọi người. Bán khống thực chất là hoạt động bán cổ phiếu mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch. Khi bán khống, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán giảm, sau đó mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi.

Ví dụ: Bạn vay 1.000 cổ phiếu A., sau đó bán trên thị trường chứng khoán với giá 500.000 đồng/CP, nhận về 500 triệu đồng. Nếu giá cổ phiếu A. giảm 50.000 đồng/CP, bạn dùng 500 triệu đồng của mình mua lại 1.000 cổ phiếu V. chỉ với giá 450 triệu đồng. Như vậy, bạn kiếm được 50 triệu đồng khi bán khống. Trường hợp ngược lại, cổ phiếu V. tăng 50.000 đồng/CP, bạn phải mua lại số cổ phiếu trên với giá 550 triệu đồng, tức là lỗ 50 triệu đồng.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/vinfast-lot-top-3-nha-san-xuat-o-to-lon-nhat-the-gioi-von-hoa-hon-100-ty-usd-d13469.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.