Tin mới
  • Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường

  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Trung thu là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

15:07 |  01/08/2022

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết đoàn viên diễn ra vào rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Ngày chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Trung thu là ngày gì?

Đúng với tên gọi của nó, Trung thu là ngày 15/8 - Ngày chính giữa của tháng 8 Âm lịch. Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam, được công nhận là “Tết thiếu nhi”, nên vào dịp này, trên đường phố người ta thường thấy rất nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tư… đều là những món đồ chơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, Trung thu cũng là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ.

Tết Trung thu là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tết Trung thu là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung thu

Tết Trung thu là một ngày lễ được rất nhiều người Việt Nam nói riêng và người dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mong đợi. Tết Trung thu đã có lịch sử từ rất lâu trước đây, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc của nó. Nhiều người cho rằng Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng trên thực tế cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những câu chuyện cổ tích về đêm rằm Trung Thu khác nhau.

Trên thực tế, đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu, không rõ ngày Tết này có nguồn gốc từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay được du nhập từ Trung Quốc vào nước ta. Tuy nhiên, theo một số nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân - Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Nhìn chung nguồn gốc Tết Trung thu hiện chưa rõ ràng nhưng không thể phủ nhận rằng Tết Trung thu của Việt Nam và Trung Quốc có khá nhiều điểm tương đồng về mặt ý nghĩa cũng như về hình thức. Mặc dù vậy, điển tích về Tết Trung thu của hai nước lại cho thấy sự khác biệt khá rõ rệt.

Theo những điển tích cổ của người Trung Hoa thì Tết Trung thu của Trung Quốc bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu. Ngoài ra, cũng có một tích khác liên quan đến nguồn gốc ngày Trung thu đó là sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ. Tương truyền Hằng Nga và Hậu Nghệ là một đôi phu thê tương ái, Hậu Nghệ được Vương Mẫu nương nương ban cho thuốc trường sinh, chỉ cần uống là có thể thành tiên bay lên trời. Nhưng vì quá yêu Hằng Nga nên không nỡ rời xa nàng, Hậu Nghệ bèn đưa nàng cất thuốc đi. Sau đó không lâu, trong một ngày Hậu Nghệ cùng học trò đi xa, có một kẻ xấu là Bồng Mông đột nhập vào nhà ép Hằng Nga đưa ra thuốc trường sinh nhưng nàng không chịu. Trong lúc nguy cấp, Hằng Nga lấy thuốc uống xong thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng cửa sổ và bay lên trời. Nhưng còn vương vấn tình nghĩa vợ chồng nên nàng chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên trên đó.

Sau khi Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, người dân lần lượt bày hương án dưới ánh trăng để cầu xin Hằng Nga ban may mắn bình an. Từ đó xuất hiện phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung thu được lưu truyền trong dân gian.

Nguồn gốc Tết Trung thu của Trung Quốc gắn liền với sự tích Hậu Nghệ - Hằng Nga.
Nguồn gốc Tết Trung thu của Trung Quốc gắn liền với sự tích Hậu Nghệ - Hằng Nga.

Ở Việt Nam, chắn hẳn ai ai cũng đều biết đến sự tích về chú Cuội và chị Hằng - Câu chuyện luôn gắn liền với ngày Trung Thu. Chú Cuội, một lần đi rừng tìm được cây thuốc cải tử hoàn sinh đem về trồng đã cứu sống được nhiều người và được yêu mến kính nể. Trong một lần cứu sống con gái lão địa chủ chết đuối hồi sinh, cô đã xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa hưởng những ngày hạnh phúc tuy nhiên cô vợ Cuội mắc tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn "có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời" mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay. Vào một buổi chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Đúng lúc, Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã từng phát hiện ra hình ảnh người dân đón Tết trông trăng lần đầu tiên được in khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Từ đời nhà Lý đã có ghi chép ở văn bia chùa Đọi năm 1121 về những hoạt động giải trí dân gian trong ngày Tết Trung Thu. Theo đó, kinh thành Thăng Long rộn ràng với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn náo nhiệt. Thời Lê – Trịnh, trong phủ Chúa cũng tổ chức Tết Trung Thu cực kỳ xa hoa.

Tại Việt Nam, sự tích về chú Cuội gắn liền với mỗi dịp Tết Trung thu.
Tại Việt Nam, sự tích về chú Cuội gắn liền với mỗi dịp Tết Trung thu.

Ý nghĩa của Tết Trung thu trong văn hoá Việt

Thuở sơ khai, Tết Trung thu được coi là tết của người lớn, là dịp để mọi người thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên khi trời vào thu, uống trà ăn bánh, ngắm ánh trăng rằm tròn vành vạch trên đầu. Nhưng theo thời gian, ngày lễ này dần trở thành ngày Tết của trẻ em, ý nghĩa của Tết Trung thu cũng có vài phần thay đổi. Không chỉ đơn giản là ngày lễ cảm nhận khí sắc mùa Thu mà nó đã trở thành ngày lễ để hiếu kính ông bà cha mẹ, để trẻ em hiểu được tấm lòng của đấng sinh thành, cũng là ngày Tết đoàn viên khi cả gia đình quây quần bên nhau vui vẻ.

Theo phong tục người Việt, trong nhà có trẻ con thì ông bà, bố mẹ sẽ mua hoặc làm cho các bé những chiếc lồng đèn thắp bằng nến, vừa để treo trong nhà, vừa để đến tối hôm rằm thì cho các bé cùng nhau đi rước đèn dưới ánh trăng. Trước đó, người lớn sẽ mua bánh trung thu để dâng cúng tổ tiên, cũng là để biếu tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em thân thiết, bày tỏ lòng quan tâm đến những người ruột thịt, thân thiết với mình. Tình cảm gia đình nhờ thế càng thêm thân thiết.

Trung thu là dịp đoàn tụ, quây quần của mỗi gia đình.
Trung thu là dịp đoàn tụ, quây quần của mỗi gia đình.

Theo lời các cụ xưa kể lại, vào ngày rằm tháng tám, trai gái trong làng còn cùng nhau hát điệu Trống quân. Thực ra điệu hát này hay được diễn xướng trong những đêm trăng rằm trời sáng, nhưng vào tiết trời mùa Thu của Tết Trung Thu thì càng thêm thích hợp. Chẳng những để vui chơi giải trí mà đây còn là hình thức để trai gái tìm hiểu nhau trước hôn nhân. Người ta qua tiếng hát để tìm người trăm năm phối ngẫu, dùng những ca từ uyển chuyển để chinh phục trái tim.

Nhưng có lẽ, người vui nhất trong rằm Trung Thu không ai khác chính là các em nhỏ. Dù người lớn có nói ý nghĩa Tết Trung Thu như thế nào thì với trẻ nhỏ, đó chính là ngày hội được ăn bánh kẹo, hoa quả thỏa thuê, lại được chơi đùa thỏa thích khi đêm xuống mà không sợ bị ai trách mắng. Dù còn bé nhưng chắc các em ai cũng hiểu rằng phải được ông bà, cha mẹ và mọi người yêu thương thế nào mới có những ngày vui như thế. Các em cũng nhờ những dịp này mà quen biết, thân thiết với nhau hơn.

Thời nay, Tết Trung thu được dành chủ yếu cho các em nhỏ.
Thời nay, Tết Trung thu được dành chủ yếu cho các em nhỏ.

Ngày thu vốn bình yên nay náo nức vì có Tết Trung Thu. Đây là phong tục cổ truyền với nhiều nét ý nghĩa rất riêng trong văn hóa Việt, thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn, lòng báo hiếu của mọi người, cũng là ngày lễ mà tình cảm lan tỏa khắp nơi nơi. Giữ gìn nét đẹp truyền thống trong Tết Trung thu cổ truyền dân tộc là một hành động đẹp, góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/trung-thu-la-ngay-gi-nguon-goc-va-y-nghia-cua-tet-trung-thu-d7088.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.