Chủ nhật 29/06/2025 22:05
Tin mới
  • Schneider Electric dẫn đầu Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp bền vững nhất thế giới 2025

  • Cuộc đua AI: Kỷ nguyên kinh tế siêu trí tuệ AGI đang đến gần

  • Chuyên gia khuyến nghị phân bổ danh mục đầu tư tiền mã hóa lên tới 40% gây sửng sốt

  • Cổ phiếu Coinbase tăng mạnh nhất S&P 500 trong tháng 6 - Nhiều dư địa để bứt phá

  • GRI công bố các tiêu chuẩn báo cáo ESG mới về biến đổi Khí hậu và năng lượng, tích hợp nguyên tắc chuyển đổi công bằng

  • Dù thị trường tăng điểm, các quyết sách của Trump vẫn khiến phố Wall lo lắng

  • Fed: Các ngân hàng Mỹ đủ sức chống chọi suy thoái, mở đường cho tăng cổ tức

  • Chấp thuận đầu tư Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino vốn đầu tư tối thiểu 2 tỷ USD tại Vân Đồn

  • Chứng khoán TPS có tân Chủ tịch HĐQT, thừa nhận sự cố trái phiếu Bamboo Capital ảnh hưởng đến trái chủ

  • Hà Nội kiểm tra vụ xây dựng không phép ở Ba Vì

  • Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục cao mới vào phiên giao dịch cuối tuần

  • Hơn 311 triệu cổ phiếu Taseco Land (TAL) được chấp thuận niêm yết trên sàn HoSE

  • Phát hiện công ty về dược mỹ phẩm không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

  • An Thịnh liên tiếp lỗ lũy kế lên gần 57,9 tỷ đồng, vừa hút thêm 5.000 tỷ từ phát hành trái phiếu

  • Kon Tum gọi đầu tư 3 dự án đô thị gần 790ha, vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

  • Một startup AI 'lọt vào tầm ngắm' của OpenAI nhưng bị Mỹ đưa vào danh sách đen'

  • Xiaomi ra mắt xe điện 'đối đầu' Tesla, cổ phiếu lập tức tăng vọt lên mức cao kỷ lục

  • Nike ước tính thuế nhập khẩu sẽ khiến hãng tốn thêm 1 tỷ USD trước khi kịp tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng

  • Quốc hội đồng ý lập Khu thương mại tự do Hải Phòng với hàng loạt chính sách ưu đãi

  • Masan Consumer (MCH) tạm ứng cổ tức tiền mặt 25%, dự chi hơn 2.500 tỷ

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

TP HCM có thể phải xin thêm 2 tuần giãn cách để kiểm soát dịch

14:44 |  12/09/2021

Mục tiêu kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15/9 trên địa bàn TP HCM có thể không hoàn thành. Trong khi, tình hình dịch Covid-19 mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng còn diễn biến khá phức tạp, mới chỉ một số quận, huyện cơ bản kiểm soát được dịch. Trước tình hình đó, TP HCM có thể phải xin thêm thời gian để thực hiện giãn cách theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Chiều tối 11/9, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội nghị mở rộng , để cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi kinh tế của thành phố sau giãn cách ngày 15/9.

Phát biểu và kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm, khẩn trương của Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM khi đã có chuẩn bị các dự thảo về kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn bình thường mới sau giãn cách ngày 15/9.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị chiều tối ngày 11/9.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, tính từ ngày 13/5, TP HCM bắt đầu thực hiện việc giãn cách xã hội. Cho đến nay, thành phố đã có 103 ngày thực hiện giãn cách với những mục tiêu, giải pháp và các cấp độ khác nhau, theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng được tăng cường và siết chặt. Đặc biệt, hơn 2 tuần qua, TP HCM đã tăng cường lực lượng rất mạnh để tập trung xét nghiệm trong cộng đồng để sớm phát hiện, truy vết và bóc tách F0. Tuy nhiên, rất khó để đạt được mục tiêu đó trong một thời gian nhất định và có thể cần kéo dài thêm thời gian.

Nghị quyết 86 của Chính phủ giao TP HCM phải kiểm soát được dịch trước ngày 15/9. Theo ông Nguyễn Văn Nên, đối chiếu với quyết định 3979 của Bộ Y tế, đến nay, chỉ có một số địa phương trên địa bàn TP HCM cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Đa số các địa phương cần phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.

“Có thể TP HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành. Do đó, TP HCM phải xin thêm một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021”, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh và giao cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM nghiên cứu, thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nên cho biết, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới trong phòng chống dịch, đối với biến chủng Delta, khó có thể “quét sạch F0” trong một thời gian nhất định trên một địa phương, địa bàn lớn và đặc điểm phức tạp như TP HCM.

Đông thời, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt cũng không thể kéo dài đến quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, qua thực tiễn, quan điểm này mới so với trước đây và TP HCM sẽ báo cáo với Trung ương và xin ý kiến chỉ đạo.

Bí thư Thành ủy TP HCM cũng nhấn mạnh, việc giãn cách hay nới lỏng đến mức độ nào còn phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn. Phương châm chung của TP HCM là phải an toàn trên hết. “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TP HCM còn khẳng định, TPHCM tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn, phát huy mạnh mẽ vai trò của người dân là chiến sĩ, là chủ thể quyết định thành bại trong cuộc chiến này.

Sắp tới, TP HCM sẽ làm ngược lại, thực hiện chỉ thị 16 toàn thành phố và chỉ thị 15 có trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần và sẽ chọn địa phương làm thí điểm để rút kinh nghiệm.

TP HCM có thể phải giãn cách thêm 2 tuần nữa để đảm bảo kiểm soát dịch cao nhất.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý đến vai trò của TP HCM đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. TP HCM không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng và cả nước. Tuyệt đối không chủ quan, nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chắc chắn và chặt chẽ.

Bí thư Thành ủy yêu cầu từng bước khôi phục hoạt động “bình thường mới” ở từng lĩnh vực. Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại.

TP HCM cần phải củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tê tư nhân, phối hợp cùng đông y, y học dân tộc tham gia trong phòng chống dịch.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Nên, trong thời gian tới TP HCM phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân và người lao động, để giảm tải các khu nhà trọ chật hẹp như hiện nay. Đặc biệt, huy động các nguồn lực, yêu cầu chính quyền các cấp, các lực lượng chức năng phải tạo điều kiện phát huy tinh thần tương thân, tương trợ và đùm bọc giúp đỡ những người đang có hoàn cảnh khó khăn.

“Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách làm khó làm dễ này kia thì phiền quá. Chúng ta phải tạo điều kiện cho người làm từ thiện đi lại thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào” - ông Nên nhắc nhở và nhấn mạnh về việc hỗ trợ người làm từ thiện.

Cuối cùng Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, từng chiến lược chú ý tính khả thi, lộ trình, đặc biệt quan tâm gắn kết các chiến lược với nhau, nhất là y tế và công nghệ.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/tp-hcm-co-the-phai-xin-them-2-tuan-gian-cach-de-kiem-soat-dich-d2048.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.