Tin mới
  • Hà Nội thu hồi bán đảo hồ Đống Đa làm sân chơi, vườn hoa

  • Đề xuất thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư hoàn thành trong năm 2025

  • BHYT thanh toán các dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, khám bệnh từ xa cho người dân từ 1/7

  • Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị

  • VN-Index tiếp đà tăng, triển vọng khởi sắc được đánh giá tích cực đầu tháng 7

  • Eximbank bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc mới

  • Đề xuất đánh thuế nhà đầu tư ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán

  • Người mua nhà Hà Nội thức tỉnh sau hiệu ứng 'fomo', hé lộ tiêu chí lựa chọn

  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản cán mốc 57 tỷ USD sau 6 tháng

  • Gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

  • Hà Nội: Giao và cho thuê hàng chục nghìn m2 đất tại Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Oai làm dự án trọng điểm

  • Danh sách chính thức ký hiệu biển số của các tỉnh, thành phố từ ngày 1/7, người dân đăng ký xe như thế nào?

  • Ninh Vân Bay (NVT) có tân Tổng Giám đốc

  • KBC được chấp thuận đầu tư dự án Khu công nghiệp Bình Giang

  • Trong 2 ngày ACB huy động thêm 10.000 tỷ đồng từ trái phiếu

  • Cảnh báo lừa đảo mua nhà ở xã hội dưới danh nghĩa ‘suất nội bộ’, ‘suất ngoại giao’

  • THADICO nhận 6 quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Khu đô thị Sala

  • Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và tự chứng nhận xuất xứ

  • Chưa thu xếp được nguồn tiền Novaland tiếp tục ‘khất nợ’ hơn 861 tỷ đồng gốc, lãi trái phiếu

  • Từ ngày 1/7, 4 quy định mới về làm sổ đỏ người dân cần biết

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Tiêm kết hợp các loại vắc xin phòng COVID-19 nào là tốt nhất?

13:26 |  14/09/2021

Việc kết hợp của vắc xin mRNA (Modena, Pfizer) với vắc xin DNA (Astrazeneca, Sputnik, Johnson&Johnson) đã được chứng minh là hiệu quả song việc kết hợp vắc xin mRNA hay vắc xin DNA với vắc xin virus bất hoạt (Vero cell, Hayat-vax ) theo nguyên lý khoa học là một sự kết hợp tuyệt vời.

Thế giới nói chung và TPHCM nói riêng đang bị bùng phát đợt nhiễm virus dòng Delta là một biến thể của virus Sars-Cov-2. Tuy rằng, việc tiêm vắc xin ở các nước đã đạt đến ngưỡng có thể miễn dịch cộng đồng theo lý thuyết.

Vậy nguyên do tại đâu? Do vắc xin không hiệu quả hay biến chủng virus mới lan truyền quá nhanh? Theo số liệu khoa học, chủng Delta lây nhanh gấp 2 lần, lượng virus trong tế bào tăng gấp 1000 lần chủng nguyên thủy. Về mặt hiệu quả của vắc xin, chúng ta sẽ có thông tin dưới đây để có thể giải đáp được phần nào câu hỏi trên.

Theo cơ sở khoa học của Tiến sỹ Heidi Ledford (bài đăng trên tạp chí Nature tháng 2, 2021), hầu hết các loại vắc xin mRNA (Moderna, Pfizer), DNA (Astrazeneca, Sputnik V, Johnson&Johnson), protein tái tổ hợp (Abdala, Nanocovax), tính hiệu quả đều dựa trên lượng kháng thể được sinh ra sau khi tiêm vắc xin.

Hầu hết những loại vắc xin trên đều tạo ra protein Spike (protein gai bề mặt của virus) trong cơ thể nhằm tạo ra một tổ hợp các kháng thể nhận biết được virus. Những kháng thể này giúp cơ thể tiêu diệt virus trong máu trước khi nó xâm nhiễm vào các tế bào hoặc giảm lượng virus giúp cơ thể có thể chống lại virus này. Tuy nhiên, khi virus đã xâm nhiễm vào tế bào thì kháng thể không thể diệt được virus nữa.

Đến nay, TPHCM đã có hơn 1,3 triệu người tiêm mũi 2, trong đó có nhiều trường hợp tiêm kết hợp hai loại vắc xin
Đến nay, TPHCM đã có hơn 1,3 triệu người tiêm mũi 2, trong đó có nhiều trường hợp tiêm kết hợp hai loại vắc xin

May thay, cơ thể có một vũ khí khác để chống lại virus đã xâm nhiễm vào tế bào đó là T-cell, một loại tế bào miễn dịch có thể diệt được virus trong tế bào nhiễm. Tế bào T-cell này có nhiệm vụ tầm soát vị trí viêm nhiễm virus và diệt luôn cả virus và tế bào nhiễm, giúp cơ thể chống lại một cách có hiệu quả lây nhiễm. Tế bào T-cell này sẽ nhận biết tế bào đã bị lây nhiễm thông qua nhiều tín hiệu khác nhau từ nhiều loại protein của virus chứ không chỉ spite protein.

Như chúng ta đã biết, Spite protein của virus là loại luôn biến đổi để tạo ra nhiều biến thể khác nhau. Trong khi đó một số protein khác của virus thì bảo tồn tuyệt đối ngay cả trong các loài khác nhau. Vì vậy, trong khi kháng thể có thể để lọt lưới nhiều biến thể khác nhau thì T-cell hầu như không để cho bất cứ loại biến thể nào lọt lưới. Mặt khác thông tin để kích hoạt tế bào T-cell tồn lưu lâu hơn rất nhiều là trên thông tin kích hoạt kháng thể.

Tất cả các loại vắc xin mRNA và Protein tái tổ hợp kích hoạt chủ yếu là sinh ra kháng thể, ít kích hoạt sinh ra T-cell. Các loại vắc xin DNA thực chất là một loại virus bất hoạt một phần (không tự nhân lên trong cơ thể) có khả năng sinh ra đồng thời kháng thể và kích hoạt T-cell. Vì vậy, khi kết hợp tiêm vắc xin mRNA và DNA hoặc virus bất hoạt thì hiệu quả bảo vệ của hai loại kháng thể và T-cell sẽ tăng một cách đáng kể. Việc tiêm kết hợp này sẽ vừa tăng hiệu quả bảo vệ tức thì vừa kéo dài thời gian bảo vệ.

Vắc xin virus bất hoạt (Vero cell, Hayat-vax) sẽ là loại vắc xin kích hoạt các loại T-cell tốt nhất bởi sự hiện hiện của nhiều loại protein virus được đưa vào cơ thể. Virus ở đây là virus SARS-CoV-2, còn virus ở DNA vắc xin là virus khác, không phải SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của nhiều loại protein không phải là protein bề mặt làm lượng kháng thể hữu ích kháng virus sẽ it hơn các loại vắc xin mRNA hoặc DNA. Do vậy, hiệu quả bảo vệ tức thời của vắc xin virus bất hoạt sẽ kém hiệu quả hơn so với các loại vắc xin mRNA hoặc DNA. Tuy nhiên thời gian bảo vệ có lẽ sẽ dài hơn.

Việc kết hợp của vắc xin mRNA (Modena, Pfizer) với vắc xin DNA (Astrazeneca, Sputnick, Johnson&Johnson) đã được chứng minh là hiệu quả tốt, không nhất thiết phải tiêm loại nào trước loại nào sau. Việc kết hợp vắc xin mRNA hay vắc xin DNA với vắc xin virus bất hoạt đang được triển khai và theo nguyên lý khoa học thì đây có lẽ là một kết hợp tuyệt vời.

LTS: TSKH Nguyễn Quốc Bình từng là giảng viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, được Chính phủ Pháp cấp học bổng chương trình thạc sỹ (2 năm) và tiến sỹ (3 năm) tại Đại học Paris 11. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về công nghệ sinh học, ông tiếp tục chương trình sau tiến sỹ và nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Laval ở Québec (Canada) trước khi trở về Việt Nam xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học theo lời mời của lãnh đạo TPHCM và giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm này cho đến khi nghỉ hưu.
Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/tiem-ket-hop-cac-loai-vac-xin-phong-covid-19-nao-la-tot-nhat-d2117.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.