Tập đoàn Hoa Sen là gì? Hành trình đi lên từ một cửa hàng bán tôn lên doanh nghiệp số một Việt Nam trong lĩnh vực tôn thép của Hoa Sen Group như thế nào?
Tập đoàn Hoa Sen là gì?
Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, Tập đoàn Hoa Sen xếp ở vị trí 18 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo công bố của VNR500.
Công ty Hoa Sen. |
Tập đoàn Hoa Sen được ông Lê Phước Vũ (hiện là CT HĐQT Hoa Sen Group) thành lập vào ngày 08/08/2001 dưới tên gọi là Công ty cổ phần Hoa Sen, số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng cùng 22 nhân viên và 3 chi nhánh. Tới năm 2003, tăng số lượng chi nhánh lên 34, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung.
Giai đoạn từ năm 2005-2007, Tập đoàn Hoa Sen lần lượt đưavào hoạt động: Dây chuyền sản xuất Tôn mạ kẽm I, công suất 50.000 tấn/năm tại KCN Sóng Thần 2 tỉnh Bình Dương; dây chuyền mạ công nghệ NOF công suất thiết kế 150.000 tấn/năm và khánh thành nhà máy thép cán nguội Hoa Sen với công suất thiết kế 180.000 tấn/năm.
Năm 2007, đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và sang năm 2008, Cổ phiếu của Hoa Sen được chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Mã cổ phiểu: HSG.
Sau 20 năm hình thành và phát triển, năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen đã có vốn điều lệ lên tới 4.446.252.130.000 đồng cùng hơn 10.000 nhân viên, 11 nhà máy lớn, hơn 55 chi nhánh và 471 cửa hàng bán lẻ toàn quốc, sản phẩm của Hoa Sen đang có mặt tại hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ban lãnh đạo và thành viên HĐQT của Tập đoàn Hoa Sen gồm những ai?
Ông Lê Phướng Vũ - CT HĐQT, Ông Trần Ngọc Chu – Phó chủ tịch HĐQT Thường trực và một số thành viên khác.
Ông Lê Phước Vũ là ai?
Ông Lê Phước Vũ sinh ngày 28/5/1963 tại Quy Nhơn, Bình Định. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, ông quyết định học tại trường Trung học chuyên nghiệp ngành vận tải ô tô. Học xong, ông Vũ vào miền Nam để lập nghiệp, khởi đầu, ông đã làm ở đội xe khoán, rồi đến lái xe ô tô con.
Ông Lê Phước Vũ CT HĐQT Hoa Sen Group. |
Năm 1994, ông Vũ quyết để mở cửa hàng nhỏ bán tôn với 2 chỉ vàng đã dành dụm được. Khi đã có một lượng khách hàng ổn định, ông đã mở rộng cửa hàng, xây thêm nhiều xưởng tôn khác. Tháng 8 năm 2001, Lê Phước Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng cùng 22 nhân viên.
Ông Vũ nổi tiếng trên thương trường nhờ những quyết định táo bạo, vào năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Hoa Sen đứng trước nguy cơ bị phá sản khi giá thép bất ngờ giảm xuống 2/3 (chỉ trong 6 tháng) mà chi phí đầu tư sản xuất lại rất lớn. Lúc đó, ông đã ra một quyết định táo bạo là bán tháo tất cả hàng trong kho, rồi sau đó mua lại với giá rẻ hơn, nhu cầu tới đâu mua tới đó.
Nhờ quyết định nhanh chóng và kịp thời đó năm 2008 công ty đã vượt qua khủng hoảng, thậm chí có lãi trên 1.000 tỷ đồng.
Ông Lê Phước Vũ là nhà sáng lập, chủ tịch CTCP Tập đoàn Hoa Sen. Hiện tại cá nhân ông đang sở hữu trực tiếp 16,72% cổ phần Hoa Sen và sở hữu gián tiếp 9,7% cổ phần Hoa Sen thông qua Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen. Tính ra ông Lê Phước Vũ đang sở hữu khối tài sản hơn 3.000 tỷ đồng, với khối tài sản khủng như thế này ông Lê Phước Vũ nằm trong Top 30 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021
Ông Trần Ngọc Chu là ai?
Ông Trần Ngọc Chu sinh năm 1962 tại Bình Định, hiện ông là Phó chủ tịch HĐQT Thường trực Tập đoàn Hoa Sen. Thời điểm hiện tại, ông Chu nắm giữ 1.658.729 cổ hiếu, tương đương 0,32% cổ phần Hoa Sen Group.
Ông Trần Quốc Trí – Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Ông Lý Văn Xuân – Thành viên HĐQT.
Ông Đinh Viết Duy – Thành viên HĐQT độc lập.
Ông Nguyễn Văn Luân – Thành viên HĐQT độc lập.
Ông Hoàng Đức Huy – Phó tổng giám đốc
Ông Vũ Văn Thanh – Phó tổng giám đốc
Ông Hồ Thanh Hiếu – Phó tổng giám đốc
Ông Trần Quốc Phẩm – Phó tổng giám đốc
Ông Nguyễn Ngọc Huy – Phó tổng giám đốc
Ông Trần Thành Nam – Quyền phó tổng giám đốc
Ông Nguyễn Tấn Hòa – Quyền phó tổng giám đốc
Lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen là gì?
Nhà máy sản xuất của Tập đoàn Hoa Sen |
Các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen gồm có: Sản xuất các sản phẩm về thép; Sản xuất tấm trần PVC; Sản xuất các loại vật liệu xây dựng; Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng; Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hóa; Xây dựng công nghiệp và dân dụng; Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.
Những sản phẩm chủ lực của Tập đoàn Hoa Sen:
Tôn Hoa Sen: Tôn lạnh; Hoa Sen Gold; Tôn lạnh màu; Tôn kẽm; Tôn kẽm màu; Tôn vân gỗ.
Thép dày mạ: Xà gồ C; xà gồ Z; cán sóng đổ sàn; cắt tấm (phẳng).
Ống kẽm Hoa Sen: Ống kẽm mạ; ống kẽm nhúng nóng.
Ống nhựa Hoa Sen: Ống nhựa UPVC; ống nhựa HDPE; ống nhựa PP-R; ống nhựa PP-R 2 lớp chống tia UV…
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 6 tháng đầu năm 2021, Hoa Sen dẫn đầu thị trường tôn mạ với sản lượng tiêu thụ 931.000 tấn, chiếm 36,7% thị phần.Thị trường xuất khẩu chiếm 2/3 tổng tiêu thụ của Hoa Sen với sản lượng hơn 614.000 tấn. Tại ngày cuối tháng 6/2021, tập đoàn của Chủ tịch Lê Phước Vũ có gần 73.000 tấn tôn mạ tồn kho.
Ở mảng ống thép, Hoa Sen tiêu thụ gần 266.000 tấn, đứng thứ 2 với thị phần 21,38%. Tồn kho cuối quý II khoảng 44.400 tấn. Thị trường tiêu thụ lớn nhất là khu vực phía Nam với sản lượng khoảng 122.500 tấn.
Ngày 28/6/2021, Hoa Sen công bố ước tính kết quả kinh doanh tháng 5/2021 cho doanh thu ước đạt 4.566 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ước tính cao kỷ lục 602 tỷ đồng, tăng 12% so với tháng liền trước.
Lũy kế 8 tháng đầu niên độ (từ 1/10/2020 đến 31/5/2021), sản lượng bán hàng của Hoa Sen đạt gần 1,52 triệu tấn, doanh thu ước tính 29.062 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.810 tỷ. Với kết quả này , Hoa Sen đã thực hiện 84% kế hoạch sản lượng, 88% kế hoạch doanh thu và 187% mục tiêu lợi nhuận toàn niên độ 2020-2021.
Tôn 1 lớp của Tập đoàn Hoa Sen. |
Về lĩnh vực xây dựng và bất động sản của Hoa Sen:
Năm 2009, Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản bằng việc đầu tư vào dự án khu dân cư Điền Phúc Thành ở Quận 9 (T.PHCM), dự án đầu tiên Hoa Sen đầu tư có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng là một chung cư 18 tầng.
Năm 2016, Tập đoàn Hoa Sen đã thành lập tới 4 công ty con chuyên đầu tư vào địa ốc gồm Hoa Sen Yên Bái, Hoa Sen Hội Vân, Hoa Sen Vân Hội và Hoa Sen Quy Nhơn.
Một số dự án tiêu biểu khác của tập đoàn Hoa Sen:
Dự án Sen Phước Long B và căn hộ Hoa Sen Riverside tại Quận 9-TP Hồ Chí Minh.
Dự án Khu Trung tâm thương mại, Dịch vụ, Khách sạn, Nhà hàng và Tổ chức sự kiện Hoa Sen Yên Bái.
Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Phối cảnh Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Khách sạn, Nhà hàng và Tổ chức sự kiện Hoa Sen Yên Bái |
Ngoài ra Tập đoàn Hoa Sen còn triển khai các dự án công nghiệp, xây dựng nhà máy tại các tỉnh:
Nhà máy Hoa Sen Hà Nam tại cụm công nghiện Hiện Khê I, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Nhà máy Thép Hoa Sen Nhơn Hội – Bình Định.
Nhà máy Ống nhựa Hoa Sen Bình Định.
Nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại Khu công nghiệp Đông Hồi, thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.
Ý nghĩ logo Tập đoàn Hoa Sen là gì?
Logo tập đoàn Hoa Sen |
Tập đoàn Hoa Sen lấy Hoa Sen – đã được chọn làm quốc hoa – làm tên gọi và biểu tượng logo của mình. Điều đó mang ý nghĩa triết lý của Phật giáo: màu nâu giống như màu áo của một vị tu sĩ, màu vàng của hoa sen 8 cánh tượng trưng cho đạo Phật, 8 con đường chân chính mà Đức Phật dạy phật tử thực hiện.
Triết lý kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen là Gì?
Triết lý kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen là: Trung thực- Cộng đồng - Phát triển.
Một số đóng góp của Tập đoàn Hoa Sen cho xã hội
Năm 2020, Tập đoàn Hoa Sen ủng hộ 1.000m tôn cho đại diện Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định nhằm giúp các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 9 tỉnh Bình Định sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Trong tháng 7/2021, Tập đoàn Hoa Sen trao tặng: các trang thiết bị y tế cho lực lượng y bác sĩ tuyến đầu ở Bệnh viện dã chiến số 8 tại thành phố Thủ Đức; thực phẩm, nhu yếu phẩm như: gạo, mì, bánh, gia vị thiết yếu đến lực lượng tham gia chống dịch và các bếp ăn thiện nguyện 0 đồng; gần 50 tấn vật phẩm gồm gạo, rau củ quả, mì và các gia vị thiết yếu đến 7 điểm bếp ăn thiện nguyện, công suất hơn 30.000 suất ăn miễn phí/ngày và 8 điểm phát quà đến bà con có hoàn cảnh khó khăn tại TP Hồ Chí Minh.
© thitruongbiz.vn