Thứ hai 12/05/2025 04:56
Tin mới
  • Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng thương mại, kỳ vọng gì từ cuộc đàm phán Mỹ - Trung đang diễn ra

  • Mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5 tăng thêm 4,8%

  • Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất gần hai năm

  • Đất Xanh Group đặt mục tiêu doanh thu 7.000 tỷ đồng năm 2025, ông Lương Trí Thìn khẳng định không phát hành cho cổ đông hiện hữu trong 3 năm tới

  • Chứng khoán VNDirect chốt lịch họp ĐHCĐ thường niên năm 2025, dự kiến trả cổ tức bằng tiền 5%

  • Xi măng Công Thanh: Vốn chủ sở hữu âm 8.472 tỷ đồng, chậm thanh toán hơn 210 tỷ đồng lãi trái phiếu năm 2024

  • Ông Trần Anh Thắng rời ghế Tổng giám đốc Chứng khoán VFS

  • Hơn 194 nghìn tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

  • Siết chặt trách nhiệm KOL, người nổi tiếng trong hoạt động quảng cáo

  • Cả nước đã có 2.268 km đường bộ cao tốc

  • LÄPIS - Mixology & Cuisine đánh thức năng lượng trong từng nốt hương, vị âm thanh

  • Crystal Bay tiếp tục gia hạn lô trái phiếu 450 tỷ đồng đến 30/6/2025

  • Cao su Thống Nhất lãi gần 7 tỷ đồng nhờ bán chuối

  • Cienco4 bị Hà Nam cấm đấu thầu trong 4 năm

  • Phát hiện hành vi Tiktoker Yuki sử dụng hình ảnh bằng tốt nghiệp giả để quảng cáo dịch vụ làm đẹp trái phép trên mạng xã hội

  • Đề xuất đưa nước giải khát có đường, điều hoà vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

  • Giá thịt lợn ngày 9/5 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành

  • Giá hồ tiêu ngày 9/5 đi ngang

  • Giá cà phê ngày 9/5 đồng loạt giảm ở tất cả các địa phương

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Nông nghiệp Việt Nam cần thích ứng trước tác động từ khủng hoảng Ukraine

11:06 |  12/03/2022

Ngày 11.3, hội thảo Doanh nghiệp Việt trước tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đã diễn ra tại TP.HCM. Hội thảo do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao tổ chức.

Tọa đàm có sự tham gia chia sẻ của 3 diễn giả: ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách quan hệ Việt Nam - ASEAN, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ 2014-2018. Tiến sĩ Trần Quốc Hùng đang là CEO của Viện Tài chính Quốc tế IIF ở Washington DC và từng công tác 6 năm tại IMF với tư cách Phó giám đốc, Ban Thị trường Vốn và Tiền tệ. PGS.TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược.

dnv1.jpg

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao phát biểu khai mạc chương trình-Ảnh: Tú Viên

Theo TS Trần Quốc Hùng, do ảnh hưởng của việc Nga bị phương Tây trừng phạt, các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu hay xuất khẩu sang Nga sẽ gặp khó khăn trước mắt, nhưng đây cũng chính là cơ hội để chuyển đổi, tìm kiếm các thị trường mới.

Ông Hùng đặc biệt chú ý đến nông sản, một thế mạnh xuất khẩu Việt Nam. Ông Hùng phân tích: “Như lúa mì, ngô là mặt hàng mà Mỹ sản xuất rất nhiều. Trong khi thâm hụt thương mại Mỹ – Việt đang rất lớn, vốn gây e ngại cho cả chính quyền ông Donald Trump trước đây lẫn ông Joe Biden bây giờ thì việc Việt Nam chuyển hướng nhập khẩu các mặt hàng này sẽ rất có lợi cho việc góp phần làm cân bằng hơn cán cân thanh toán, và đa dạng hóa bạn hàng”.

Khủng hoảng lần này có thể mở ra các cơ hội tức thời, như giá lương thực có thể lên cao, một số thị trường vốn nhập nông sản từ Nga có thể bị gián đoạn… nhưng việc có thể tận dụng nó dài lâu hay không lại phụ thuộc vào chính doanh nghiệp, vào việc doanh nghiệp có khả năng đáp ứng cung cấp đủ sản phẩm chất lượng cao hay không.

Ông Hùng lấy dẫn chứng, chẳng hạn, ngay kim ngạch xuất khẩu gạo theo hiệp định EVFTA đến nay chúng ta vẫn chưa tận dụng hết.

Ở chiều hướng lâu dài hơn, TS Hùng cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần thay đổi và quyết tâm thay đổi, nhất là về mặt tiêu chuẩn và công nghệ, để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như EU và Mỹ.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành lưu ý khi thị trường xuất khẩu lương thực có vấn đề, sẽ gây ra hiệu ứng thay thế, đẩy mặt bằng giá. Do đó, với một nước xuất khẩu lương thực, chúng ta trước mắt sẽ có lợi thế về giá, trong khi lượng xuất khẩu không thay đổi. Lúa mì tăng thì giá gạo có thể được đẩy tăng theo chứ không phải người ta nhập khẩu gạo về ăn thay lúa mì. Như vậy, về mặt tổng thế chúng ta sẽ có lợi ích nhất định về giá, đây là chi tiết mà các doanh nghiệp cân nhắc khi thương thảo các hợp đồng để tránh thiệt thòi.

dnvn.jpg

Quang cảnh hội thảo-Ảnh: Tú Viên

Trước đó, đại sứ Phạm Quang Vinh cũng đánh giá việc gỡ bỏ các lệnh cấm vận mà Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt lên Nga cũng là một bài toán không thể giải một sớm một chiều. Ông Vinh nêu: “Trong trường hợp khả quan nhất thì phải vài ba tháng nữa, một phần lệnh cấm vận mới có thể được gỡ bỏ, nhưng để gỡ bỏ hoàn toàn thì có lẽ phải mất một thời gian lâu dài”.

Và đây chính là điểm quan trọng mà các doanh nghiệp đang có quan hệ làm ăn buôn bán với các đối tác Nga cần lưu ý. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nga không cao (năm 2021 Việt Nam xuất khẩu sang nga 3,2 tỷ USD, nhập 2,2 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nga trong năm 2021 chỉ khoảng 5,4 tỷ USD, chiếm chỉ 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam), nhưng hiện Việt Nam đang nhập khẩu của Nga một số mặt hàng quan trọng với số lượng khá lớn (không kể vũ khí) là thép và thức ăn chăn nuôi: lúa mì, ngô…

Do vậy, PGS.TS Nguyễn Đức Thành đánh giá trong thời gian tới, nông nghiệp Việt Nam sẽ chịu áp lực khi giá phân bón, thức ăn chăn nuôi sẽ tăng giá, nhập khẩu sẽ khó khăn hơn.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/nong-nghiep-viet-nam-can-thich-ung-truoc-tac-dong-tu-khung-hoang-ukraine-d5388.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.