Tin mới
  • Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường

  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Nợ phải trả của Masan Group vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng

16:18 |  02/03/2023

Tính đến 31/12/2022, nợ phải trả của Masan Group đạt gần 104.706 tỷ đồng, tăng 25% so với hồi cuối năm 2021. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lại giảm gần 5.700 tỷ đồng, tương đương gần 13,5%.

Theo Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 4/2022, Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group, HOSE: MSN) có tổng nguồn vốn gần 141.343 tỷ đồng, cao hơn 15.249 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương tăng 12%.

Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn của Masan Group lại mất cân đối khi nợ phải trả tăng mạnh, trong khi đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lại suy giảm.

Cụ thể, tính đến 31/12/2022, nợ phải trả của Masan Group đạt gần 104.706 tỷ đồng, tăng 25% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng hơn 89% lên mức 65.320,8 tỷ đồng; nợ dài hạn giảm gần 20% xuống mức 39.385,2 tỷ đồng.

Tổng nợ vay của Masan Group tăng 22% so với hồi đầu năm lên mức 70.993 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022, chiếm 67,8% nợ phải trả của doanh nghiệp. Bao gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 40.567 tỷ đồng, tăng 115%; vay và nợ thuê tài chính dài hạn của Masan Group là 30.425,6 tỷ đồng, giảm 22,7% so với hồi đầu năm.

Việc các khoản nợ tài chính tăng mạnh trong năm 2022 buộc Masan Group phải trích 6.361,6 tỷ đồng cho chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay với 4.847,7 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Masan Group: Nợ phải trả vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng. Ảnh minh họa
Nợ phải trả của Masan Group vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, trong khối nợ vay của Masan Group có 35.143 tỷ đồng là nợ trái phiếu. Bao gồm gần 16.363 tỷ đồng trái phiếu có đảm bảo và gần 18.780 tỷ đồng trái phiếu không đảm bảo.

Trong năm 2022, Masan Group của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là một trong số những doanh nghiệp hoàn tất phát hành nhiều lô trái phiếu lớn, chủ yếu nhằm mục đích đảo nợ.

Mới đây nhất, ngày 22/2/2023, Masan Group công bố chào bán thành công toàn bộ lô trái phiếu phát hành ra công chúng trị giá 800 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng (5 năm) kể từ ngày 22/2/2023, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền.

Sau đợt chào bán, Masan Group ghi nhận tổng nợ 32.500 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm hơn 64%. Hiện tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của Masan Group đã xấp xỉ 2,3 lần.

Trước đó, ngày 21/2/2023, Masan Group thông báo huy động thành công 700 tỷ đồng từ trái phiếu. Chỉ tính riêng tháng 2/2023, Masan Group đã phát hành thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu.

Theo kế hoạch, Masan Group dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng vào ngày 17/3 tới đây nhằm mục đích thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng đáo hạn ngày 30/3/2023.

Tập đoàn dự kiến phát hành thêm 2.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng để thanh toán một phần gốc đến hạn của lô trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào ngày 12/5/2023. Lô trái phiếu này chưa chốt ngày phát hành.

Cả hai lô trái phiếu nói trên nằm trong kế hoạch phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng được Masan Group công bố từ cuối tháng 10/2022.

Trong khi khối nợ của Masan Group ngày càng “phình to” thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lại giảm tới 5.700 tỷ đồng so với hồi đầu năm xuống mức 36.636,7 tỷ đồng (tương đương giảm gần 13,5%).

Không chỉ khối nợ tăng mạnh, vốn chủ sở hữu giảm, dòng tiền thuần của Masan Group âm gần 8.440 tỷ đồng trong năm 2022. Trong năm 2021, dòng tiền của doanh nghiệp ghi nhận dương gần 14.586 tỷ đồng.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/no-phai-tra-cua-masan-group-vuot-moc-100-nghin-ty-dong-d10395.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.