Tin mới
  • Người làm việc cách nhà từ 30km được mua nhà ở xã hội

  • Thaco đề xuất làm metro nối Bến Thành, Thủ Thiêm và sân bay Long Thành: 'không được chọn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí'

  • VPBank miễn nhiệm một phó tổng giám đốc sau hơn 10 năm gắn bó

  • Sovico bán 50 triệu cổ phiếu HDB, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu theo luật mới

  • VN-Index 'xanh vỏ đỏ lòng', thị trường châu Á khởi sắc

  • Nam A Bank sắp phát hành thêm hơn 343 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  • Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ sẵn sàng thông xe vào ngày 19/8

  • Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

  • Giá vàng ngày 1/7 bật tăng, vàng SJC chạm đỉnh 120 triệu đồng/lượng

  • PMI giảm xuống mức 48,9 điểm, thuế quan Mỹ tác động đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới

  • Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ vận hành từ ngày 19/8/2025

  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ ngày 1/7

  • Long An: Tìm nhà đầu tư hai dự án bất động sản vốn hơn 1,3 tỷ USD

  • Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong hơn 65.308 tỷ đồng

  • Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026

  • Xử phạt công ty chứng khoán VSC hơn 1,100 tỷ đồng vì vi phạm nghiêm trọng

  • Sửa đổi một số quy định về lệ phí trước bạ

  • Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC

  • Hàng loạt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dừng bán từ ngày 1/7

  • Giá dầu quay đầu giảm khi OPEC+ dự tính tăng sản lượng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Những cách điều trị cúm A khác nhau giữa người lớn, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tại nhà

11:00 |  19/07/2022

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các chủng virus cúm A. Tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên đến 90% ở người lớn và trẻ em. Một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn và diễn biến nặng hơn khi mắc bệnh, gồm:

Các triệu chứng cúm thường bắt đầu khoảng một hoặc hai ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm với các triệu chứng cúm và mức độ bệnh khác nhau. Các triệu chứng có thể nhẹ từ đau họng và chảy nước mũi đến sốt, ớn lạnh và đau cơ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khủng khiếp, nhưng nếu bạn khỏe mạnh, dưới 65 tuổi và không mang thai, thì thường bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà thay vì đến bác sĩ.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec cho biết, việc điều trị cảm cúm tại nhà ở những đối tượng khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt.

Điều trị cảm cúm đối với người lớn

Cụ thể, đối với người lớn, cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả nên được thực hiện như sau:

Sử dụng các loại thuốc trị cảm có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm như: đau nhức, sốt, ho, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi.Một số loại thuốc trị cảm phổ biến: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.

Người bị bệnh cần uống nhiều nước. Bởi cảm cúm có thể khiến cơ thể mất nước, đặc biệt khi bạn bị nôn mửa hay tiêu chảy. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể nhờ sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Tuy nhiên, bạn nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

Khi bị cảm cúm, người bệnh cần ăn thức ăn dạng lỏng. Một nghiên cứu đã cho thấy súp gà, cháo gà có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp của bệnh cảm cúm.

Nếu đã mắc bệnh, bản thân nên dừng cố giải quyết những công việc hàng ngày khi các triệu chứng cảm cúm đang trở nên trầm trọng. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.

Để giảm nghẹt mũi và đau họng, người bệnh cần phải tăng độ ẩm cho không khí xung quanh. Người bệnh có thể sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà. Tuy nhiên, mọi người cũng cần nhớ làm vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Việc điều trị cảm cúm có sự khác nhau giữa các đối tượng bị mắc bệnh. Ảnh minh họa
Việc điều trị cảm cúm có sự khác nhau giữa các đối tượng bị mắc bệnh. Ảnh minh họa

Nếu người bệnh muốn làm cho đường thở “thông thoáng” một cách nhanh chóng, thì nên thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp vào nồi nước để tăng thêm khả năng kháng khuẩn và loại bỏ đờm.

Cùng với đó, để giảm bớt nghẹt mũi và chảy nước mũi, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang, người bệnh nên rửa mũi thường xuyên. Người bệnh có thể mua dụng cụ xịt rửa mũi tại các nhà thuốc hoặc dùng một chai nước muối sinh lý bình thường.

Người bệnh có thể chườm khăn ấm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp giảm đau đầu hay đau xoang, từ đó, giúp chữa cảm cúm hiệu quả.

Chịu khó súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ bớt các chất nhầy tích tụ phía sau cổ họng, đặc biệt khi người bệnh ngửa cổ lên để súc miệng. Đặc biệt, khi bị cảm cúm quá mệt mỏi, người bệnh nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè.

Điều trị cúm ở phụ nữ có thai

Nếu bạn bị mắc cúm khi đang mang thai hoặc sinh con trong vòng hai tuần, thì tốt nhất bạn nên đi đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám, chăm sóc và điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng các thuốc thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) hoặc peramivir (Rapivab) càng sớm càng tốt. Các loại thuốc này có hiệu lực cao nhất khi được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

Phụ nữ có thai những tháng đầu nên đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám, chăm sóc và điều trị. Ảnh minh họa
Phụ nữ có thai những tháng đầu nên đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám, chăm sóc và điều trị. Ảnh minh họa

Do cúm có nhiều khả năng gây bệnh nặng ở phụ nữ mang thai so với phụ nữ không mang thai và uống thuốc kháng virus có thể ngăn ngừa các biến chứng cúm nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi. Tiêm phòng vaccine cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bà mẹ và thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm khi mang thai. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine cúm cho tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm ngoại trừ các đối tượng có phản ứng dị ứng với mũi tiêm phòng cúm trước đó.

Điều trị cúm ở trẻ nhỏ

Gọi xe cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị sốt cao hoặc co giật. Hầu hết trẻ em bị cúm là do nhiễm trùng đường hô hấp do virus và thông thường sẽ phục hồi tốt. Nhưng trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn có ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Các bậc phụ huynh nên gọi bác sĩ nếu trẻ mắc bệnh: Dưới 2 tuổi; Không chịu ăn, hay cáu kỉnh và mệt mỏi; Nôn và tiêu chảy hoặc có triệu chứng mất nước; Bị sốt kéo dài hơn 3 đến 4 ngày; Ho kéo dài; Có vấn đề về hô hấp; Có cổ cứng; Triệu chứng cúm và sốt đã giảm nhưng xuất hiện trở lại; Trẻ cảm thấy không thoải mái hay không tỉnh táo hơn khi cơn sốt đã giảm; Không ướt tã hoặc không đi tiểu trong vòng 8 giờ; Khóc nhưng không có nước mắt; Bị phát ban

Khi trẻ bị cúm, nên cho bé bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cố gắng cho ăn thường xuyên hơn và chia thành nhiều bữa. Dung dịch điện giải có thể được sử dụng nếu trẻ không uống sữa.

Đối với trẻ lớn hơn có thể uống các chất lỏng khác như nước và nước trái cây, dung dịch điện giải đường uống. Lưu ý, không sử dụng bất kỳ chất lỏng nào có chứa caffeine.

Tiêm phòng vắc-xin cúm là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay
Tiêm phòng vaccine cúm cho trẻ là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Ảnh minh họa

Hãy để trẻ nghỉ ngơi và chú ý đến tần suất và số lượng nước tiểu của trẻ để theo dõi tình trạng mất nước.

Các bậc cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để giữ ẩm nhằm giúp giảm nghẹt mũi. Làm loãng đờm bằng nước muối rửa mũi giúp giảm tắc nghẽn đường thở.

Cho trẻ tắm nước ấm. Mặc quần áo rộng thoải mái và giữ phòng thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Cho trẻ uống acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau cơ, đau đầu, sốt và đau họng. Không sử dụng các sản phẩm có chứa aspirin do làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Bố mẹ tuyệt đối, không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng ibuprofen. Đồng thời, phụ huynh không tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi uống thuốc điều trị cúm hoặc cảm lạnh khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/nhung-cach-dieu-tri-cum-a-khac-nhau-giua-nguoi-lon-phu-nu-mang-thai-va-tre-nho-tai-nha-d6930.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.