Tục cúng ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an của người Việt Nam. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 2/2/2024, thứ Sáu. Dưới đây là những bài văn khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất năm 2024 và những điều lưu ý khi chuẩn bị cúng ông Công ông Táo.
Ngày lễ "ông Công ông Táo" là ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch). Theo văn hóa người Việt xưa nay, đây sẽ là ngày mỗi gia đình chuẩn bị mẫm cỗ cúng để bày tỏ lòng thành kính, báo cáo hỷ sự, cũng như việc chưa thành, tốt xấu với các vị Táo "giữ lửa" cai quản cho gia chủ trong một năm. Cũng theo quan niệm văn hóa, sau khi gia chủ cúng lễ vật đã chuẩn bị, các vị Táo sẽ về trời báo cáo với thiên đình,
Chính vì vậy, tục cúng ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an của người Việt Nam. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 2/2/2024, thứ Sáu.
Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích “Hai ông một bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Sự tích bắt đầu rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện, dằn vặt vợ.
Một lần, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và gặp được Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau và kết thành vợ chồng.
Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì ân hận về hành động của mình nên đã lên đường tìm kiếm vợ.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi nhận ra người hành khất là người chồng cũ nên mời vào nhà, nấu cơm thết đãi. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Vì sợ chồng nghi oan nên Thị Nhi bèn giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi hốt hoảng lao mình vào để cứu chồng cũ ra. Thấy vợ mình nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa.
Cảm động trước tình nghĩa của 3 người, nên Ngọc Hoàng đã phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa.
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt sẽ thường làm mâm cơm để đưa ông Công ông Táo lên chầu trời.
Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình đều chuẩn bị mâm cơm và đồ lễ thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi địa phương sẽ có những nghi thức cúng ông Công ông Táo khác nhau và cách chuẩn bị mâm cơm cúng khác nhau.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo cơ bản theo phong tục của người Việt thường bao gồm:
Lá sớ ghi đầy đủ tên tuổi các thành viên trong gia đình
3 bộ mũ áo, hia hài Táo quân
Hương (nhang) thơm
Tiền vàng
Nến hoặc đèn dầu
Lọ hoa tươi
Đĩa trái cây
Cau trầu, trà, rượu
Mâm cơm cúng
Khi chuẩn bị mâm cơm cúng, chúng ta có thể chuẩn bị cỗ mặn, cỗ ngọt và cỗ chay tùy gia chủ. Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo tại các vùng miền Bắc, Trung, Nam cũng có những nét riêng biệt. Thông thường, mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo gồm những món sau:
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
3 chén rượu
1 con gà luộc (để nguyên con hoặc chặt bày đĩa)
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò lụa (hoặc chả quế)
1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
Ngoài mâm cơm, lễ vật cúng trong ngày ông Công, ông Táo cần phải chuẩn bị cá chép làm đồ lễ. Đây là một nét đặc trưng trong nghi thức cúng Tết ông Công ông Táo của người miền Bắc. Người ta quan niệm rằng cá chép là phương tiện di chuyển của Táo quân về trời. Tùy vào từng địa phương và hoàn cảnh mà có thể sử dụng cá chép sống hoặc cá chép giấy đều được. Khi sử dụng cá chép sống, đặt chậu nước có 1 hoặc 3 con cá chép bên cạnh mâm lễ cúng. Sau khi thực hiện nghi thức cúng xong, người dân sẽ đem cá chép phóng sinh ở ao hồ, sông... với ý nghĩa đưa ông Táo về trời.
Tết Táo quân trong Nam không có tục rút chân nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ.
Ngoài việc chuẩn bị lễ vật, các gia đình sẽ thực hiện nghi thức bài văn khấn khi thắp hương. Dưới đây là những bài văn khấn ông Công ông Táo 2024 chuẩn nhất cho gia chủ một năm sung túc:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Ngoài bài khấn cúng ông Công ông Táo kể trên, có một số bài văn khấn khác được lưu truyền trong dân gian. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn được các nhà nghiên cứu văn hóa giới thiệu như sau:
Kính lạy Thượng đế
Kính lạy Ngũ đế, Đông phương Thanh đế, Nam phương Xích đế, Tây phương Bạch đế, Bắc phương Hắc đế, Trung ương Hoàng đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm.... Là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng đế, Ngũ đế, các vị thần tướng, thiên tướng, thiên binh, thiên mã cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ công, Táo quân về trời.
Kính lạy Thổ thần Thổ địa, Thổ công Táo quân, Thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua, nhờ ân phúc của các ngài, chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng đế, Ngũ đế cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng đế, Ngũ đế, các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng đế, Ngũ đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!
Về thời gian, có thể tùy vào thời điểm khác nhau, có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, theo người xưa truyền lại, tốt nhất các gia đình nên cúng vào đúng vào giờ Ngọ (tức 12h trưa) để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.
Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.
Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Công, ông Táo lên chầu Trời.
Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.
© thitruongbiz.vn