Tin mới
  • Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường

  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Logistics trong thời đại chuyển đổi số

21:21 |  01/03/2023

Cùng với sự nhận thức và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách liên quan của Chính phủ sẽ định vị ngành logistics của Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng không những trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn trong sự chuyển dịch của kinh tế khu vực và toàn cầu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với nền kinh tế ngày nay, có hai lĩnh vực trọng tâm lớn nhất được đặt: Tiêu chuẩn và chuỗi cung ứng sản phẩm. Ngành hậu cần logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến dòng chảy hiệu quả của hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan, từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng. Với sự phát triển của công nghệ số, logistics ngày càng đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng. Logistics không chỉ có chi phí đầu tư lớn và tác động mạnh đến giá cả sản phẩm (trung bình chiếm khoảng 5% GDP, 20% giá cuối cùng của hàng hóa) mà còn có tính chất quyết định chất lượng của thương mại quốc tế khi mọi khách hàng đều mong muốn sản phẩm mình mua được giao một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất bất kể khoảng cách.

Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp logistics đã chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hơn với các công ty công nghệ, mở ra một thị trường trị giá hàng trăm tỷ đô la.

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở, dựa vào thương mại quốc tế khi có quan hệ kinh tế song phương với trên 230 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 60 nền kinh tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Thực hiện nhiệm vụ trên, chúng ta đã từng bước nâng cấp đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển, đường thủy nội địa giữa các địa phương và kết nối đồng thời với các nước.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics nói riêng và trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với khoảng cách lớn về Trí tuệ nhân tạo (AI). Theo số liệu thống kê, đầu tư vào các công ty giải pháp AI thì Việt Nam và Philippines đều dưới mức 1 USD trên đầu người trong khi Singapore với 68 USD, Trung Quốc 21 USD và Hoa Kỳ đạt 155 USD. Điều đó đòi hỏi Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng nền tảng kỹ thuật số trong sản xuất và phân phối hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Ngoài ra, chuyển đổi kỹ thuật số (DT) cũng có rủi ro bởi công nghệ kỹ thuật số cung cấp khả năng tăng hiệu quả và làm hài lòng khách hàng nhưng nếu doanh nghiệp thiếu tư duy để thay đổi, hạ tầng không đồng bộ và không có phương thức tổ chức triển khai thực hiện chiến lược chuyển đổi phù hợp thì sẽ dẫn đến thất bại và khi đó DT trở thành công cụ phóng đại những thất bại đó.

Thực tế cho thấy công nghệ số sẽ giúp ngành logistics vượt qua các thách thức bằng cách tối ưu hóa quy trình, giao tiếp từ đầu đến cuối, quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics là quá trình chuyển đổi đột phá mang tính khoa học cao, đòi hỏi sự tiên phong nghiên cứu và đề xuất mô hình phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội từng khu vực cũng như môi trường thiên nhiên. Quá trình đó đòi hỏi những bước phát triển và mô hình thời gian phù hợp để đảm bảo sự thành công.

Để xây dựng môi trường kinh doanh kỹ thuật số đảm bảo đem lại lợi ích thiết thực và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số hiệu quả, nên chăng cần xây dựng 5 chính sách vĩ mô cụ thể:

Chính sách tiêu chuẩn logistics chung của quốc gia: Trong kỹ thuật công nghệ, tiêu chuẩn là ưu tiên số 1 nên cần xây dựng chính sách tiêu chuẩn logistics chung của Việt Nam phù hợp với xu hướng tiêu chuẩn và quy tắc chuyển đổi số của các nước công nghiệp phát triển. Đảm bảo sự kết nối hoàn hảo tất cả các tiêu chuẩn phần mềm và phần cứng của hệ thống logistics và giao thông nhằm tạo sức mạnh cộng hưởng.

Đào tạo kỹ năng kỹ thuật số: Bất kỳ giải pháp công nghệ nào cũng phải tính đến ảnh hưởng tới người lao động và đặt con người lên hàng đầu. Cần xây dựng cam kết chung để đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho lực lượng lao động.

Liên kết các nguồn lực kinh tế xã hội (capital cluster): Logistics cần thiết không chỉ cho tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng mà còn cho tất cả hoạt động kinh tế như du lịch, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực cần nhiều nguồn lực nhất để đầu tư và ngược lại, cùng với hệ thống giao thông, ngành logistics với sự ứng dụng của công nghệ số sẽ là nguồn lực quan trọng nhất và là nền tảng kết nối chặt chẽ với 4 nguồn lực chủ yếu còn lại: tài nguyên, con người, tài chính và xã hội. Chỉ có sự liên kết chặt chẽ các nguồn lực này mới đảm bảo sự thành công cho ngành logistics phát triển và tạo điều kiện để khởi xướng, đột phá và lan tỏa công cuộc đổi mới kinh tế lần thứ hai của đất nước, định vị quy mô kinh tế quốc gia trên trường quốc tế.

Hợp tác quốc tế trong việc phát triển các trung tâm logistics: Chuỗi cung ứng là một lĩnh vực kinh doanh toàn cầu và hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi, vì vậy cần có chính sách đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong việc phát triển các trung tâm logistics, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng sông Mekong, Đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung. Cần coi trọng phát triển hội nhập kinh tế trong ASEAN và coi đó là trọng tâm để đàm phán thương mại quốc tế và xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng quốc gia, đảm bảo vị trí quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

An ninh mạng: Chuyển đổi công nghệ số đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên việc ứng dụng nó cũng đem lại nhiều rủi ro. Vì vậy, cần tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực trong lĩnh vực an ninh mạng khi xây dựng và triển khai chiến lược ứng dụng công nghệ.

Cùng với sự nhận thức và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách liên quan của Chính phủ sẽ định vị ngành logistics của Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng không những trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn trong sự chuyển dịch của kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/logistics-trong-thoi-dai-chuyen-doi-so-d10380.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.