Thứ sáu 27/06/2025 03:37
Tin mới
  • Hà Nội sắp có thêm 463 căn nhà ở xã hội

  • VNDirect dự kiến phát hành 20 triệu trái phiếu để huy động 2.000 tỷ đồng

  • Lương lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước có thể lên đến 320 triệu/tháng

  • Top 10 Công ty uy tín ngành Tài chính năm 2025

  • VN-Index giảm gần 2 điểm, sắc đỏ áp đảo trên diện rộng

  • Người trẻ phải mất 25 năm thu nhập mới mua được nhà 3-4 tỷ đồng

  • Meta thắng kiện bản quyền AI, nhưng vẫn có thể bị kiện tiếp trong tương lai

  • Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030, ước tính 7.500 tỷ đồng/năm

  • 'Đại dịch mạng' - Nguy cơ mã độc Infostealer đánh cắp thông tin sau khi hàng tỷ thông tin đăng nhập bị rò rỉ

  • Giá xăng bật tăng, RON 95 lên 21.500 đồng/lít từ 15h chiều nay

  • NHNN chấp thuận cho Eximbank chuyển trụ sở ra Hà Nội

  • VietABank được chấp thuận tăng vốn thêm gần 2.800 tỷ đồng

  • Chính thức miễn học phí cho học sinh công lập cả nước, học sinh tư thục được hỗ trợ từ năm học 2025-2026

  • Lương tối thiểu được đề xuất tăng cao nhất 9,2%

  • TCBS sẽ IPO 231 triệu cổ phiếu, mở room ngoại lên 100%

  • Sáng kiến 'Địa cầu Quê tôi' giáo dục hòa bình cho công dân toàn cầu – 'Di sản' cuộc đời của Chủ tịch HBC Lê Viết Hải

  • TP HCM: Cán bộ thôi việc sau sắp xếp bộ máy hành chính được hỗ trợ vay vốn không lãi suất

  • Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án, bị phạt 7 năm tù tội lừa đảo, phạt 4 tỷ đồng tội thao túng thị trường chứng khoán

  • Từ 1/2/2026, mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt gấp 10 lần doanh thu

  • Lâm Đồng: Giao dịch đất nền quý II/2025 vượt mốc 7.400 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Lịch sử phát triển xu hướng ESG – Khởi nguồn đầu tư có trách nhiệm

09:23 |  25/02/2025

Từ khởi nguồn là các phong trào đầu tư có trách nhiệm xã hội, mô hình ESG đã phát triển thành một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá và quản lý doanh nghiệp trên toàn cầu. Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, thu hút đầu tư mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Khởi nguồn là đầu tư có trách nhiệm xã hội – Tiền đề xu hướng ESG

Khái niệm về đầu tư có trách nhiệm xã hội (Socially Responsible Investing - SRI) được hình thành vào những năm 1960 và 1970, khi các nhà đầu tư bắt đầu cân nhắc các yếu tố đạo đức và xã hội trong quá trình ra quyết định đầu tư.

Xu hướng đầu tư có trách nhiệm xã hội phát triển mạnh khi các doanh nghiệp nhận thức nhiều hơn về các yếu tố tác động xã hội, môi trường. (Ảnh minh họa)

Trước đó, mục tiêu chính của đầu tư tài chính chủ yếu tập trung vào lợi nhuận, ít quan tâm đến tác động của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, khi các phong trào phản đối chiến tranh, đấu tranh vì quyền con người và bảo vệ môi trường lan rộng, một làn sóng nhà đầu tư đã xuất hiện, họ muốn đồng tiền của mình không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn phải phù hợp với các giá trị đạo đức.

Trong giai đoạn này, có thể kể đến một loạt các sự kiện xã hội và chính trị quan trọng đã thúc đẩy sự ra đời của SRI.

Đơn cử, phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư Mỹ tẩy chay các công ty sản xuất vũ khí và cung cấp thiết bị quân sự phục vụ chiến tranh.

Phong trào đấu tranh vì quyền công dân tại Mỹ khiến các tổ chức đầu tư và quỹ tài chính bắt đầu đặt ra các tiêu chuẩn về quyền lao động và bình đẳng sắc tộc, tránh đầu tư vào các công ty phân biệt đối xử hoặc vi phạm quyền con người.

Một ví dụ khác, vào những năm 1970, nhiều tổ chức tài chính và quỹ hưu trí đã rút vốn khỏi các doanh nghiệp có hoạt động tại Nam Phi nhằm phản đối chế độ phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Đây được xem là một trong những chiến dịch đầu tư có trách nhiệm xã hội quy mô lớn đầu tiên, góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ Apartheid vào đầu thập niên 1990.

Đặc biệt, nhận thức về môi trường ngày càng gia tăng. Vụ tràn dầu Santa Barbara (1969) và sự ra đời của Ngày Trái Đất đầu tiên (1970) đã làm gia tăng ý thức bảo vệ môi trường, dẫn đến việc các nhà đầu tư bắt đầu xem xét các tác động sinh thái khi quyết định rót vốn vào doanh nghiệp.

Nguyên tắc và phương pháp SRI ban đầu

Khi SRI bắt đầu phát triển, các nhà đầu tư sử dụng hai phương pháp chính để sàng lọc danh mục đầu tư.

Một là "Sàng lọc tiêu cực" (Negative Screening), tức là tránh đầu tư vào các ngành công nghiệp gây hại, chẳng hạn như thuốc lá, rượu bia, cờ bạc, vũ khí và nhiên liệu hóa thạch.

Hai là "Sàng lọc tích cực" (Positive Screening), tức là lựa chọn các công ty có thực hành đạo đức tốt, hoạt động kinh doanh bền vững, tôn trọng quyền lao động và bảo vệ môi trường.

Đồng tiền không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn phải phù hợp với các giá trị đạo đức. (Ảnh minh họa)

Các quỹ đầu tư có trách nhiệm xã hội đầu tiên bắt đầu ra đời, điển hình là Pax World Fund (1971), được thành lập với mục tiêu đầu tư vào các công ty không liên quan đến chiến tranh và các ngành công nghiệp gây hại.

Có thể nói, từ nền tảng của SRI, các khái niệm về đầu tư bền vững dần được mở rộng, không chỉ tập trung vào yếu tố đạo đức mà còn xem xét đến các rủi ro môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

Xu hướng SRI đã đặt nền móng cho sự hình thành của khung tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, and Governance) trong những thập kỷ sau, trở thành một xu hướng đầu tư toàn cầu.

Sự ra đời của thuật ngữ ESG và quá trình hình thành, phát triển

Thuật ngữ ESG (Environmental, Social, and Governance) lần đầu tiên được đưa ra trong báo cáo "Who Cares Wins" năm 2004, một sáng kiến do Liên Hợp Quốc bảo trợ với sự tham gia của 20 tổ chức tài chính từ 9 quốc gia.

Báo cáo này nhấn mạnh rằng việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị vào quyết định đầu tư và chiến lược kinh doanh sẽ giúp tạo ra thị trường tài chính bền vững hơn, giảm rủi ro hệ thống và mang lại kết quả tốt hơn cho xã hội.

Đây được xem là dấu mốc quan trọng trong việc chuẩn hóa khái niệm ESG trong giới tài chính và doanh nghiệp toàn cầu.

Thực thi ESG đem lại lợi ích gì?

Sau khi ESG được giới thiệu, khái niệm này nhanh chóng thu hút sự quan tâm rộng rãi từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng nhiều ưu điểm của các mô hình ESG.

Các công ty chú trọng đến ESG có hiệu suất tài chính tốt hơn: Một số nghiên cứu của Harvard Business School và Morgan Stanley cho thấy các doanh nghiệp có chiến lược ESG mạnh mẽ thường tăng trưởng dài hạn tốt hơn, giảm thiểu rủi ro pháp lý, và thu hút vốn đầu tư từ các quỹ tài chính bền vững.

Các giải pháp phát triển xanh và bền vững đang được các doanh nghiệp chú trọng. (Ảnh minh họa)

ESG giúp giảm rủi ro đầu tư: Các công ty không tuân thủ ESG có thể gặp các vấn đề về ô nhiễm môi trường, lao động trẻ em, tham nhũng, gây thiệt hại lớn về mặt tài chính và uy tín. Ví dụ, sự cố tràn dầu Deepwater Horizon của BP (2010) đã gây thiệt hại hàng chục tỷ USD và làm suy giảm giá trị cổ phiếu của BP.

Chính phủ và tổ chức quốc tế ngày càng chú trọng đến ESG: Các quy định về khí thải carbon, minh bạch tài chính, quyền lợi người lao động đã khiến ESG không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp.

Sự gắn kết giữa ESG và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)

Năm 2015, Liên Hợp Quốc thông qua 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs), nhằm định hướng sự phát triển toàn cầu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2030.

ESG nhanh chóng được xem như công cụ chính để đo lường và thúc đẩy các mục tiêu SDGs trong lĩnh vực kinh doanh.

Liên Hợp Quốc thông qua 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2015. I

Ví dụ, các tiêu chí ESG có thể gắn với một số SDGs như sau:

Môi trường (Environmental - E): Liên quan đến SDG 7 (Năng lượng sạch), SDG 13 (Hành động vì khí hậu), SDG 14 (Bảo vệ đại dương).

Xã hội (Social - S): Liên quan đến SDG 3 (Sức khỏe và phúc lợi), SDG 5 (Bình đẳng giới), SDG 8 (Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế).

Quản trị (Governance - G): Liên quan đến SDG 16 (Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh), thúc đẩy minh bạch, chống tham nhũng.

Việc các doanh nghiệp áp dụng ESG không chỉ giúp họ đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư mà còn đóng góp trực tiếp vào mục tiêu phát triển bền vững của thế giới. Điều này đã tạo động lực cho sự tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

Xu hướng ESG trong giai đoạn hiện nay

Báo cáo Global Sustainable Investment Review 2020 thống kê có hơn 35.3 nghìn tỷ USD tài sản được quản lý theo các tiêu chí ESG, chiếm khoảng 36% tổng tài sản đầu tư chuyên nghiệp toàn cầu.

Nhiều quốc gia đã đưa ESG vào luật pháp và quy định doanh nghiệp, yêu cầu công ty niêm yết phải công bố báo cáo ESG minh bạch.

Các tập đoàn lớn như Microsoft, Tesla, Unilever, Nestlé đều cam kết mạnh mẽ về ESG, từ giảm phát thải carbon đến tăng cường quyền lợi người lao động.

Với sự phát triển này, ESG không còn là xu hướng mà đã trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc trong đầu tư và kinh doanh, hướng tới một nền kinh tế bền vững và có trách nhiệm hơn.

Tại Việt Nam, khái niệm ESG ngày càng được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết về phát triển bền vững.

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh các trụ cột về môi trường, xã hội, quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã bắt đầu tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược kinh doanh của mình, nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/lich-su-phat-trien-xu-huong-esg-khoi-nguon-dau-tu-co-trach-nhiem-d27267.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.