Phong tục, văn hóa thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình. Dưới đây là những hướng dẫn nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2025
Theo truyền thống dân gian, trong văn hóa của người Việt Nam thời gian cúng ông Công ông Táo (Táo Quân) có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.
Chính vì vậy mà việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.
Năm 2025, ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp rơi vào thứ Tư, ngày 22/1 Dương lịch. Nhiều gia đình lựa chọn ngày giờ thích hợp để cúng ông Công ông Táo để tiện bố trí công việc cũng như đón nhận những điều tốt đẹp, an lành.
Theo sách "Tìm hiểu văn hóa Phương Đông 365 ngày" của tác giả Thiên Nhân, Nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 2025, ngày 23/12 Âm lịch - Tết ông Công ông Táo - chính là ngày Hoàng đạo, các gia đình có thể lựa chọn thực hiện lễ cúng vào một số giờ tốt như giờ Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h).
Theo quan niệm phong thủy, giờ Ngọ (11h-13h) của ngày 23 tháng Chạp được coi là thời điểm đẹp nhất để thực hiện lễ cúng tiễn Táo quân.
Ngoài ngày chính là 23 tháng Chạp âm lịch, có thể tham khảo các khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2025 dưới đây:
Ngày 19 tháng Chạp (ngày 18/1, thứ Bảy): Giờ Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
Ngày 20 tháng Chạp (ngày 19/1, Chủ nhật): Giờ Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Ngày 21 tháng Chạp (ngày 20/1, thứ Hai): Giờ Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Ở Việt Nam, văn hóa nghi lễ thờ cúng ở mỗi vùng miền có những nét đặc trưng riêng biệt. Chính vì vậy nét văn hóa ở từng vùng miền Mâm cúng ông Công ông Táo sẽ khác nhau nhưng thường phải có đủ 3 bộ mũ áo, hài và cá chép.
Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc gồm Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
- Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng
- Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng
- Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh
- Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ
- Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen
Một số gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, ý nghĩa theo từng vùng miền:
Mâm cúng ông Công ông Táo ở Miền Bắc thường có: Bộ mũ, áo của các Táo, vàng mã, cá chép (sống hoặc cá chép giấy). Các món trên mâm cỗ thường là đĩa muối, địa gạo, xôi, chè, gà luộc, canh măng, thịt đông, hành muối, nem rán.
Mâm cúng ông Công ông Táo ở Miền Trung thường không có áo mũ vàng mã như miền Bắc mà có ngựa giấy có yên cương đầy đủ, vàng mã. Mâm cỗ thường có gà luộc, nem rán, xôi, thịt lợn.
Mâm cúng ông Công ông Táo ở Miền Nam thường có bộ "cò bay, ngựa chạy" và các món ăn như gà luộc hoặc quay, giò heo, canh mọc, rau xào, bánh chưng, xôi gấc, củ kiệu, đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen.
Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay.
Ngoài ra, một số vật phẩm cần thiết khác khi cúng ông Công, ông Táo như:
Bát hương: Dùng để cắm hương, thường làm bằng đồng hoặc gốm sứ.
Chén nước: Thường có 3 hoặc 5 chén, tượng trưng cho ngũ hành.
Lọ hoa: Thường cắm hoa cúc vàng.
Đĩa trái cây: Nên chọn các loại trái cây có màu sắc tươi sáng, ý nghĩa tốt lành.
Tùy điều kiện của từng gia đình và từng vùng miền, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ có nét đặc trưng riêng nhưng đều thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự phù hộ cho gia đình trong năm mới.
- Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Công ông Táo.
- Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.
- Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…
Khi thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo, các gia đình tuyệt đối tránh 3 điều dưới đây.
Cấm kỵ 1: Tránh làm vỡ bát đĩa, tránh cãi vã, tránh cúng tiền âm phủ.
Cấm kỵ 2: Ném cá chép từ trên cao xuống, và ném cả túi bóng xuống ao, hồ gây ô nhiễm
Sau lễ cúng ông Công, ông Táo, nhiều gia đình sẽ phóng sinh cá chép ở ao hồ, sông suối.
Khi thả, chúng ta nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Nếu không mọi người có thể đặt cá vào lòng bàn tay rồi từ từ thả cá xuống nước. Thả cá chép cần được mọi người thực hiện một cách thành tâm.
Tuyệt đối không đứng từ trên cao ném cá xuống phía dưới. Thêm nữa, không nên phóng sinh cá ở những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ khó có cơ hội sống sót.
Đặc biệt, nhiều người không có ý thức, ném cả túi bóng xuống sông ngòi, ao, hồ gây ô nhiễm, vì thế người dân cần tuyệt đối không được ném cả túi bóng xuống sông, hồ để giữ cảnh quan môi trường.
Cấm kỵ 3: Cúng ông Công, ông Táo sau 12h trưa tháng Chạp
Theo tín ngưỡng dân gian, sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp cổng trời sẽ đóng và ông Táo không kịp lên thiên đình để báo cáo. Do vậy, việc cúng ông Công, ông Táo cần được thực hiện trước thời điểm đó.
Các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
Ngoài ra, ngày tiễn ông Táo cũng được coi là ngày để quét dọn nhà cửa, loại bỏ những điều không may mắn trong năm cũ.
Xem văn khấn ngày 23 tháng Chạp cho gia chủ một năm sung túc tại đây!
© thitruongbiz.vn