Mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau ít nhiều về phong tục và mâm cỗ cúng rằm Trung Thu. Tuỳ theo thời gian và điều kiện của mỗi nhà, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay cho phù hợp. Kinh nghiệm chuẩn bị mâm cúng rằm trung thu là chỉ cần chuẩn bị thành tâm, miễn sao tươm tất nhất trong khả năng để thể hiện thành ý của mình.
Theo tục lễ người xưa, rằm tháng 8 âm lịch hay Tết Trung thu, ngoài bánh Trung thu ra các gia đình thường chuẩn bị một mâm cơm đầy đủ để cúng rằm Trung thu tới tổ tiên, thần linh với mục đích cầu bình an, gia đạo hòa thuận, sức khỏe và may mắn. Cúng rằm tháng 8 âm lịch hay Trung thu không cần quá cầu kỳ, nhưng phải chuẩn bị tươm tất và đầy đủ.
Dịp tết Trung thu đang cận kề sắp đến, với ý nghĩa Trung thu là ngày lễ để đoàn viên, là thời gian để mọi người quây quần bên mâm cỗ. Cứ đến thời điểm này, vào ngày 15 tháng 8 hàng năm các gia đình đều bày cỗ “Trông trăng” để thể hiện lòng báo hiếu, biết ơn với những người lớn tuổi trong gia đình. Song đây cũng là tục lệ từ rất lâu đời của người Việt, việc bày mâm cỗ có trong dịp này phần để cúng trời cúng đất, với mong một mùa màng bội thu, mọi sự viên mãn. Chính vì vậy, càng có thể thấy tầm quan trọng của mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu, yêu cầu sự chuẩn bị chu đáo và thành tâm của người cúng để cầu mong một khởi đầu về sự tròn đầy và viên mãn trong cuộc sống.
Người Việt cúng rằm Trung thu với khát vọng cuộc sống tròn đầy, viên mãn. |
Vào dịp Trung thu hằng năm, các gia đình thường tổ chức cúng rằm Trung Thu đúng ngày vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Nếu là cúng rằm Trung thu chiều ngày 15 Âm lịch thì thường lễ cúng sẽ xong trước 6 – 7 giờ tối. Còn gia chủ chỉ có điều kiện cúng buối sáng 15 Âm lịch thì cúng trước 9 – 10h sáng. Nếu gia đình vì lý do nào khác thì có thể cúng từ ngày 14 tháng 8 Âm lịch cũng được.
Mâm cúng rằm thung thu tháng 8 thường bao gồm những lễ vật sau: Hương nhang, đèn dầu hoặc nến, gạo, muối. Nếu gia đình nào cúng mặn có thể chuẩn bị các món như gà luộc, xôi, chè, cháo… Bánh Trung thu sẽ bao gồm bánh dẻo và bánh nướng với đủ các loại nhân, gia đình có thể tùy ý lựa chọn sao cho phù hợp.
Được xem là món bánh truyền thống trong các dịp lễ trung thu hàng năm, bánh Trung thu với 2 hình dáng vuông và tròn tựa như trời và đất mang đế cho gia chủ sự thành khẩn, muốn hướng những điều tốt đẹp nhất để dâng lên tổ tiên. Hiện nay, có nhiều loại bánh trung thu khác nhau như chay hay mặn và cũng tùy vào từng gia đình mà lựa chọn loại bánh phù hợp.
Các mâm cỗ truyền thống thường có các loại hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được tạo hình thành khéo léo thành các con vật ngộ nghĩnh như cá, chó, nhím, những loại trái cây này tạo nên vẽ đẹp riêng biệt cho mâm cỗ ngày rằm tháng 8.
Xôi cơm được làm từ 3 nguyên liệu chính là đậu xanh, cốm non và dừa nạo. Món ăn này mang hương vị thơm ngon từ đất trời ngoài ra nó còn thể hiện, ý muốn quay quần bên nhau của gia đình trong ngày trung thu.
Một thứ không phải thức ăn nhưng không thể thiếu trong rằm trung thu tháng 8 là những chiếc đèn ông sao xinh xinh. Những chiếc đèn ông sao là những thứ không thể thiếu trong các dịp lễ Trung thu cũng như hoa mai, hoa đào ngày Tết Nguyên đán.
Một số mâm cỗ cúng rằm Trung thu:
Mâm cỗ cúng rằm Trung thu tại nhà |
Mâm cỗ cúng rằm Trung thu ở trường học |
Mâm cỗ cúng rằm Trung thu ở cơ quan |
Tùy mỗi vùng miền, gia đình mà có cách cúng rằm Trung thu khác nhau. Có thể cúng trong nhà hay ngoài trời tùy vào mỗi gia đình. Cúng trong nhà hay ngoài cần thắp nhang/ hương lên bàn thờ, chuẩn bị các món ăn chay hay mặn đều được, thành tâm khấn vái những mong muốn nguyện vọng của mình.
URL: https://thitruongbiz.vn/huong-dan-lam-mam-co-cung-ram-trung-thu-don-gian-dung-chuan-d7094.html
© thitruongbiz.vn