Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group) chính là cái tên khiến báo giới tốn khá nhiều giấy mực sau lùm xùm tranh chấp của giới thượng tầng diễn ra cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Hòa Bình Group là công ty gì? Hòa Bình Group do ai làm chủ? Lùm xùm Hòa Bình Group đã kết thúc chưa?
Hòa Bình Group là công ty gì? |
Hòa Bình Group hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là cách gọi tắt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Năm 1987, Văn phòng Xây dựng Hòa Bình được thành lập với một đội ngũ gồm 5 cán bộ và 20 nhân viên, chuyên thi công các công trình xây dựng dân dụng. Ngày 1/12/2000, trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đã được thành lập với giấy phép do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Tháng 6/2017, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Hòa Bình Group có địa chỉ trụ sở chính tại tại 235 Võ Thị Sáu - Phường 7 - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh. Mã cổ phiếu của Hòa Bình Group là: HBC.
Chủ tịch HĐQT của Hòa Bình Group là ông Lê Viết Hải, Tổng giám đốc của Hòa Bình Group là ông Lê Văn Nam.
33 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình không ngừng phát triển và lớn mạnh. Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể trong giai đoạn 10 năm từ 2006 (bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán) đến năm 2019, công ty đã tăng trưởng doanh thu lên đến 91,8 lần (từ 205 tỷ đồng năm 2006 lên đến 18.822 tỷ đồng năm 2019).
Sau cuộc họp ngày 31/12/2022 và nghị quyết 53 được công bố, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vẫn chưa tổ chức cuộc họp HĐQT nào khác. Thông qua thư gửi cổ đông mới đây, ông Hải khẳng định "chỉ những thông tin được phát ngôn chính thức bởi Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải – người đại diện pháp luật của công ty – mới có giá trị và phản ánh đúng sự thật về tình hình của công ty. Mọi thông tin, nội dung, văn bản không được ban hành chính thức từ tập đoàn và đại diện pháp luật là ông Lê Viết Hải đều không có giá trị".
Hội đồng quản trị Hòa Bình Group |
Phía ông Phú cũng cho biết đã gửi đơn đến SSC và HoSE đề nghị xác nhận tính hợp pháp của nghị quyết này. Theo ông Phú, việc ông được bầu làm chủ tịch từ 1/1/2023 có 8/8 thành viên HĐQT đồng thuận và đã ban hành nghị quyết. Còn với nghị quyết hoãn việc ông làm chủ tịch là "không đúng quy định" vì chỉ có 4/8 thành viên dự họp.
Theo đó, từ ngày 1/1/2023, cả ông Hải lẫn ông Phú đều cho rằng mình là chủ tịch hợp pháp của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Tuy nhiên ông Nguyễn Công Phú cũng đã có đơn từ nhiệm thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn Hòa Bình kể từ ngày 13/2/2023.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) vừa thông qua nghị quyết chính thức hủy các nghị quyết 50, 51, 53 ban hành tháng 12-2022. Đồng thời, HĐQT Tập đoàn Hòa Bình cũng thông qua việc rút đơn từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và tư cách thành viên HĐQT của ông Lê Viết Hải.
Hiện tại Hội đồng quản trị Hòa Bình Group gồm có:
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT.
Các thành viên HĐQT gồm: Ông Lê Quốc Huy; ông Nguyễn Tường Bảo; ông Nguyễn Công Phú; ông Dương Văn Hùng; ông David Martin Ruiz; ông Albert Antoine; ông Lê Viết Hiếu.
Tổng giám đốc của Hòa Bình Group là ông Lê Văn Nam. Được biết, ông Lê Văn Nam sinh năm 1976, thường trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Hòa Bình Group |
Từ năm 2001 đến năm 2004, ông Nam bắt đầu công tác tại HBC với vị trí giám sát và chỉ huy phó. Từ năm 2004 đến năm 2010, ông giữ chức chỉ huy trưởng và giám đốc một số dự án tiêu biểu như: Vincom Tower, Sunrise Tower, Era Town…
Từ năm 2011 đến tháng 9/2014, ông Lê Văn Nam tham gia quản lý dự án của HBC tại Malaysia. Tháng 10/2014, ông trở về Việt Nam và đảm nhận chức vụ phó tổng giám đốc của HBC tại khu vực miền Bắc.
Tháng 7/2019, HBC ban hành nghị quyết thống nhất chấp thuận đơn xin nghỉ việc và miễn nhiệm chức danh phó tổng giám đốc khu vực miền Bắc của ông Lê Văn Nam. Từ đó, ông Lê Văn Nam không còn xuất hiện trong danh sách lãnh đạo của HBC.
Trước ông Nam, vị trí Tổng giám đốc do ông Lê Viết Hiếu đảm nhận trong 2 năm (tháng 7/2020 đến tháng 7/2022). Ông Hiếu là con trai ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT tập đoàn. Tuy nhiên, với quy định cha, con không được cùng làm chủ tịch và tổng giám đốc trong một doanh nghiệp nên ông Hiếu đã từ nhiệm, chỉ còn đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thường trực.
Trước khi xảy ra những vấn đề tranh chấp chức danh Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn Hòa Bình cho biết việc thay đổi nhân sự cấp cao nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu (hiện là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực Hòa Bình) đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc của tập đoàn này vào kỳ đại hội cổ đông năm 2023.
Ông Lê Viết Hiếu (31 tuổi), là con của ông Lê Viết Hải.
Chia sẻ với báo chí thời điểm đó, ông Hải cho hay, việc ông từ nhiệm để đảm bảo tính pháp lý cho con trai trở thành Tổng Giám đốc. Bởi, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nếu ông Hải là thành viên HĐQT, người trong gia đình không được giữ chức Tổng Giám đốc.
Vì vậy, bằng các nghị quyết đã ban hành, ông Hải muốn lùi về phía sau và giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng sáng lập.
Lùm xùm tranh chấp quyền lực Hòa Bình Group đã kết thúc chưa? |
Đến giữa tháng 12/2022, ông Phú được 8/8 thành viên HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình thống nhất bầu làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1/2023 thay ông Lê Viết Hải.
Tuy nhiên, ngay sau khi ông Phú được đề cử làm Chủ tịch Hòa Bình, đúng vào ngày cuối cùng của năm 2022, HĐQT Hòa Bình ban hành nghị quyết hoãn thi hành việc bầu ông Phú làm Chủ tịch HĐQT.
Ông Phú cùng 3 thành viên HĐQT khác sau đó công khai trên truyền thông phản đối nghị quyết trên. Ông Phú cho biết, mình không tham gia cuộc họp ngày 31/12/2022, đồng thời nêu quan điểm, nghị quyết tiếp tục để ông Hải làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình vi phạm điều lệ doanh nghiệp.
Ở chiều ngược lại, Tập đoàn Hòa Bình khẳng định cuộc họp và nghị quyết hoãn thi hành bầu ông Phú, để ông Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT là hợp lệ.
Vụ việc sau đó tiếp tục gây "sốt" khi ông Phú cùng một số thành viên HĐQT của Tập đoàn Hòa Bình xuất hiện chính thức trước truyền thông, tiết lộ nhiều nội dung liên quan đến các cuộc họp và một số vấn đề nội bộ liên quan hoạt động điều hành, quản trị doanh nghiệp. Phản ứng trước động thái này, phía Tập đoàn Hòa Bình tuyên bố các hành vi của ông Phú và thành viên có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi không chỉ cung cấp thông tin và phát tán tài liệu có tính nội bộ, bảo mật mà còn cố tình diễn giải báo cáo tài chính sai với bản chất.
Sau đó, khi dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2023 kết thúc, phía Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã công bố thông tin ông Nguyễn Công Phú đã có đơn từ nhiệm thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn Hòa Bình kể từ ngày 13/2/2023.
Như vậy, với việc hủy bỏ các nghị quyết trước đó, nếu muốn tiếp tục đề cử ông Lê Viết Hiếu làm Tổng Giám đốc, HĐQT Hòa Bình sẽ phải tiếp tục tìm kiếm một chủ tịch HĐQT khác thay thế ông Hải trong khi ngày đại hội cổ đông sắp đến gần.
Trong suốt chặng đường này, Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp có sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả trong ngành xây dựng. Từ nhà thầu phụ cho các công ty nước ngoài ở các công trình có quy mô lớn, Hòa Bình đã trở thành nhà thầu chính và vươn lên vai trò tổng thầu của nhiều công trình có quy mô, yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao.
33 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình không ngừng phát triển và lớn mạnh. Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể trong giai đoạn 10 năm từ 2006 (bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán) đến năm 2019, công ty đã tăng trưởng doanh thu lên đến 91,8 lần (từ 205 tỷ đồng năm 2006 lên đến 18.822 tỷ đồng năm 2019). Trong suốt chặng đường này, Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp có sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả trong ngành xây dựng. Từ nhà thầu phụ cho các công ty nước ngoài ở các công trình có quy mô lớn, Hòa Bình đã trở thành nhà thầu chính và vươn lên vai trò tổng thầu của nhiều công trình có quy mô, yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao.
Là một trong những nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, Hòa Bình đã có những đóng góp to lớn cho thị trường xây dựng nước nhà về số lượng công trình thi công, chất lượng ngành xây dựng với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đặc biệt, trong xu hướng quốc tế hóa Hòa Bình cũng là nhà thầu xây dựng đầu tiên của Việt Nam tiến ra thị trường nước ngoài tại Malaysia (dự án Le Yuan Residence, dự án Desa Two) và Myanmar (dự án GEMS). Chiến lược phát triển thị trường quốc tế của Hòa Bình “Định vị thương hiệu - Hợp chuẩn quốc tế”.
© thitruongbiz.vn