Thứ bảy 28/06/2025 11:32
Tin mới
  • An Thịnh liên tiếp lỗ lũy kế lên gần 57,9 tỷ đồng, vừa hút thêm 5.000 tỷ từ phát hành trái phiếu

  • Kon Tum gọi đầu tư 3 dự án đô thị gần 790ha, vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

  • Một startup AI 'lọt vào tầm ngắm' của OpenAI nhưng bị Mỹ đưa vào danh sách đen'

  • Xiaomi ra mắt xe điện 'đối đầu' Tesla, cổ phiếu lập tức tăng vọt lên mức cao kỷ lục

  • Nike ước tính thuế nhập khẩu sẽ khiến hãng tốn thêm 1 tỷ USD trước khi kịp tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng

  • Quốc hội đồng ý lập Khu thương mại tự do Hải Phòng với hàng loạt chính sách ưu đãi

  • Masan Consumer (MCH) tạm ứng cổ tức tiền mặt 25%, dự chi hơn 2.500 tỷ

  • Hơn 55.000 lô đất được miễn giấy phép xây dựng từ ngày 1/7 tại TP HCM

  • Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt lãi suất 0%

  • Gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý III/2025, bất động sản dẫn đầu

  • Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD

  • Sắp có 02 Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh

  • Giá vàng ngày 27/6 quay đầu giảm, dự báo rơi xuống ngưỡng dưới 3.000USD/ounce vào cuối năm 2025

  • Quốc hội 'chốt' áp dụng cơ chế đặc thù làm đường Vành đai 4 TP HCM

  • Bình Thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án NovaWorld Phan Thiết

  • Một Phó Tổng giám đốc Techcombank rời ghế nóng sau 15 năm gắn bó

  • Giá gạo ngày 27/6 nhích tăng nhẹ

  • Giá cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng trở lại

  • VNDirect bị khiển trách lần 2 vì vi phạm quy định ký quỹ

  • Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú thế giới

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng 100% xe buýt điện

11:35 |  05/07/2024

Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2024-2030, tỷ lệ chuyển đổi buýt chạy dầu diezel sang xe buýt xanh là 70-90%. Giai đoạn 2031-2035, tỷ lệ này là 100%.

Ngày 4/7, HĐND TP Hà Nội bước vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 17 và tiến hành phiên bế mạc. Tại kỳ họp này, HĐND TP đã thông qua nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có Đề án phát triển giao thông công cộng bằng buýt điện, năng lượng xanh.

Theo nội dung đề án, Hà Nội đặt cột mốc từ 2026-2030 sẽ có 50% xe buýt điện và 50% xe buýt chạy LNG (là khí dầu mỏ hóa lỏng, không màu, không mùi) hoặc chạy bằng CNG (khí thiên nhiên thành phần chủ yếu là CH4 - metan, được xem là nguồn năng lượng sạch), với nguồn lực tài chính 43.000 tỉ đồng. Với xe buýt hoạt động trong khu vực đô thị trung tâm (trong vành đai 4) được định hướng chuyển đổi sang chạy điện. Các tuyến buýt mở mới ưu tiên sử dụng phương tiện năng lượng điện, năng lượng xanh.

Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ thay toàn bộ xe buýt chạy dầu diesel đã hết khấu hao và hết hạn thầu. Các xe còn khấu hao chưa đến 10 năm từ ngày sản xuất được sử dụng đến hết khấu hao để chuyển sang xe buýt xanh.

Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2024-2030, tỉ lệ chuyển đổi buýt chạy dầu diesel sang xe buýt xanh là 70-90%. Giai đoạn 2031-2035 sẽ là 100% xe buýt chạy tại Hà Nội là xe buýt điện. Sau khi đề án được thông qua, HĐND TP Hà Nội yêu cầu UBND TP đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư, tránh lãng phí và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp vận hành.

Thẩm tra nội dung này, Ban Đô thị đồng tình với mục tiêu của đề án và cho biết việc chuyển đổi giúp giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon cũng phù hợp cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và đảm bảo phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Ban Đô thị đề nghị UBND TP nghiên cứu phương án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh đảm bảo tỷ lệ vận tải đến năm 2030 đạt 45-50%; kết nối hạ tầng kỹ thuật hệ thống xe buýt với hệ thống đường sắt đô thị, đảm bảo hiệu quả chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị TP bổ sung phương án cấp điện, phát triển hạ tầng kỹ thuật cho xe điện, trạm sạc, phương án phòng cháy, chữa cháy phù hợp quy chuẩn. Cùng với đó, Hà Nội cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh, niên hạn sử dụng, đăng ký, đăng kiểm để giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch.

Hiện nay, Hà Nội có 154 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, trong đó 132 tuyến buýt trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến buýt city tour. Thành phố hiện có 2.034 xe buýt trợ giá với 277 xe sử dụng năng lượng sạch. Xe buýt sử dụng CNG (Compressed Natural Gas) là một loại khí thiên nhiên có thành phần chính là khí methane - CH4 (chiếm 85-95%). CNG được khai thác từ các mỏ khí thiên nhiên hoặc từ khí đồng hành trong các mỏ dầu. Đặc điểm của CNG là nhẹ, dễ tan trong không khí, không màu, không mùi, không gây độc hại. Còn xe buýt sử dụng LPG (Liquefied Petroleum Gas) là khí dầu mỏ hóa lỏng (thường gọi là khí gas) có thành phần gồm các loại khí hidrocacbon. Đặc điểm của loại khí này cũng là không màu, không mùi.

Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội có khoảng 68 tuyến buýt sẽ hết hạn thầu và phải đổi chuyển sang buýt điện.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/ha-noi-dat-muc-tieu-su-dung-100-xe-buyt-dien-d15744.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.