Tin mới
  • Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường

  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi thức ăn chăn nuôi ‘phi mã’?

11:41 |  14/02/2022

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng mạnh nên giá TACN thành phẩm tăng rất cao. Doanh nghiệp (DN) cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước để có thể thay thế một phần nguồn nhập khẩu.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi thức ăn chăn nuôi ‘phi mã’? - Doanh nghiệp Việt Nam

Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT: So với cùng kỳ năm 2020, giá các nguyên liệu TACN tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc: Ngô hạt tăng 40,4%); khô dầu đậu tương tăng 31,4%; cám mì tăng 34,8%; sắn lát tăng 22,4%; cám gạo chiết ly tăng 15,1%...

Giá nguyên liệu TACN tăng mạnh nên giá TACN thành phẩm cũng tăng. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng là 11.295 đồng/kg (tăng 20,8%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng là 11.778 đồng/kg (tăng 18,3%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu là 11.290 đồng/kg (tăng 19,2%). Đây là mức tăng rất cao.

Đáng chú ý, TACN tiếp tục chuẩn bị vào đợt tăng giá mới sau thông báo của các DN sản xuất, chế biến và kinh doanh mặt hàng TACN như Công ty Cổ phần MNS Feed, Công ty TNHH De Hues và Công ty TNHH CJ Vina Agri, với mức điều chỉnh giá bán tăng từ 200-300 đồng/kg.

Giá nguyên liệu TACN thế giới tăng cao

Theo Bộ NN&PTNT, hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn nguyên liệu TACN (bao gồm cả nguyên liệu thức ăn thủy sản) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu TACN trong nước.

Vì vậy, giá TACN trong nước luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá nguyên liệu trên thế giới. Từ cuối năm 2020 đến nay, giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao, đặc biệt là nhóm ngũ cốc, do đó giá TACN trong nước cũng tăng theo.

Dịch bệnh COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn nhất là các mặt hàng nông sản như ngô, khô dầu đỗ tương, lúa mỳ… dẫn đến sản lượng TACN sụt giảm.

Chi phí logistic tăng cao do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng TACN (trung bình chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường).

Đặc biệt, một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới đã chuyển hướng sang đầu cơ nông sản làm đẩy giá một số mặt hàng ngũ cốc lên cao. Trung Quốc tăng thu mua ngũ cốc phục vụ sản xuất chăn nuôi trong nước sau thời gian dài ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Cùng với đó là chính sách hạn chế xuất khẩu ngô nhằm kiểm soát giá lương thực trong nước và cuộc đình công của công nhân ở Argentine cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Nhu cầu dùng cồn ethanol để sản xuất xăng sinh học của Mỹ và các nước trong khu vực tăng cao làm lượng ngô sản xuất cồn ethanol ngày càng tăng cao, gây thiếu hụt nguồn ngô làm TACN.

Đa dạng hóa nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc

Để kiểm soát sự “phi mã” của giá TACN, Cục Chăn nuôi nhấn mạnh: Giải pháp trước mắt đối với các DN sản xuất TACN là chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu TACN trong nước (khô dầu hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo…) để có thể thay thế một phần nguồn nhập khẩu.

Thực hiện cân đối khẩu phần ăn tối ưu nhất để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước cũng như tiết kiệm nguyên liệu TACN. Thực hiện quản trị tốt nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm; luôn theo dõi sát diễn biến của thị trường nguyên liệu trên thế giới để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Các cơ sở chăn nuôi cần áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi về chuồng trại, thiết bị, con giống, quản trị để giảm tiêu tốn TACN.

Về giải pháp lâu dài, theo Cục Chăn nuôi, các doanh nghiệp sản xuất TACN cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đa dạng hóa nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường nhất định.

Tiến hành đàm phán với các nước xuất khẩu lớn sang Việt Nam để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên nguồn cung cho Việt Nam; nâng cao năng lực hệ thống logistics trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nói chung trong đó có TACN.

Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động nhập khẩu TACN nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí.

Ngoài ra, cần thực thi các giải pháp giảm thiểu chi phí trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu TACN.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/giai-phap-nao-cho-doanh-nghiep-khi-thuc-an-chan-nuoi-phi-ma-d5090.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.