Ngày 26/8, giá cà phê trong nước tăng mạnh vượt mốc 50.000 đồng/kg, hiện giá dao động trong khoảng 49.700 – 50.200 đồng/kg. Giá hồ tiêu thị trường trong nước tiếp tục duy trì đà giảm giá. Hiện giá tiêu dao động quanh mốc 67.500 – 71.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, giá thu mua cà phê ngày 26/8 ở tỉnh Lâm Đồng ở mức 49.700 đồng/kg.
Tỉnh Đắk Lắk cà phê được thu mua với giá 50.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông giá cà phê giao dịch ở mức là 50.000 đồng/kg.
Cà phê hôm nay ở Kon Tum được thu mua với mức 50.100 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước hôm nay 26/8 tăng mạnh 1.000 đồng/kg so với hôm qua (25/8), vượt mốc 50.000 đồng/kg và hiện giá đang dao động trong khoảng 49.700 – 50.200 đồng/kg.
Ngày 26/8, ghi nhận thị trường cà phê trong nước tăng vượt mốc 50.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ. |
Đối với thị trường cà phê thế giới, giá cà phê tại hai sàn giao dịch London và New York đảo chiều, giảm giá ở cả hai sàn sau khi tăng mạnh trong hôm trước. Tuy nhiên, vẫn đang giữ ở mức giá khá cao nếu so với những phiên giao dịch gần đây nhất.
Cụ thể, cà phê vối Robusta trên sàn London đang ở mức giá 2.328 USD/tấn kỳ hạn giao tháng 9/2022, giảm 12 USD/tấn so với giá hôm trước (2.340 USD/tấn); kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm nhẹ ở mức giá 2.323 USD/tấn, thấp hơn 25 USD/tấn so với giá mở cửa (mức 2.348 USD/tấn). Khối lượng giao dịch cao.
Còn ở sàn giao dịch New York, cà phê chè Arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1.00 cent/lb so với giá hôm trước, đang ở mức 241,95 cent/lb; kỳ hạn giao tháng tháng 12/2022 giảm nhẹ xuống mức 238,65 cent/lb, giảm 0,35 cent/lb so với giá hôm trước. Khối lượng giao dịch cao.
Chuyên gia nhận xét, giá cà phê hai sàn tăng lên mức cao nhất tính từ 6 tháng nay nhưng hạ nhiệt cũng xuất phát từ tâm lý lo ngại mùa cà phê năm sau Brazil giảm mạnh khi tình hình khô hanh tại Brazil càng lúc càng thấy rõ. Cùng với nguồn cung khan hiếm và những lo ngại về thời tiết ảnh hướng đến vụ mùa tới, thị trường thế giới tiếp tục gia tăng thu mua cà phê.
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 1/8 đến 15/8, nước ta đã xuất khẩu 48,8 nghìn tấn cà phê, tương đương kim ngạch xuất khẩu đạt 114 triệu USD. Luỹ kế từ đầu năm đạt 1,8 triệu tấn với trị giá 2,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê xuất khẩu tính đến ngày 15/8 đã tăng 18% lên mức 1,18 triệu tấn, tương đương trị giá 2,6 tỷ USD; tăng vọt 44% do giá nội địa tăng cao.
Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành cà phê nước ta, tuy nhiên cũng dấy lên lo ngại tồn kho giảm mạnh gây nên thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Là quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ sau Brazil, điều này sẽ tác động rất mạnh đến giá cà phê thế giới, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng đang chuyển dịch dần thị hiếu sang cà phê nhanh như cà phê đóng gói, hoà tan.
Giá hồ tiêu hôm nay 26/8 tại các vùng trồng trọng điểm như Gia Lai, Đồng Nai, Vũng Tàu tiếp tục điều chỉnh giảm so với hôm qua.
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu giảm 500 đồng/kg xuống còn 67.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu được thu mua ở mức 68.000 đồng/kg, giảm mạnh 1.000 đồng/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu giảm nhẹ 500 đồng, xuống còn 71.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại Đắk Lắk - Đắk Nông, Bình Phước đi ngang so với hôm qua.
Việc giảm giá này không có gì làm lạ, khi hồ tiêu tiếp tục chịu áp lực do các nhà đầu tư đồng loạt chuyển hướng sang mặt hàng cà phê và việc tiêu thụ trên thế giới giảm.
Giá tiêu sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua là do chiến sự tại Đông Âu và dịch bệnh covid-19 lây lan khiến tiêu thụ toàn cầu sụt giảm, trong khi nhà nhập khẩu lo ngại việc thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng trung ương để ngăn chặn lạm phát toàn cầu và kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến hàng hóa nông sản phải gánh thêm lãi suất cơ bản ở mức cao. Các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể.
Giá hồ tiêu ngày 26/8 tại các vùng trồng trọng điểm trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm so với hôm qua. Ảnh minh hoạ. |
Hiện thị trường Âu – Mỹ và Trung Đông đang đổ xô về Brazil để mua hàng vụ mới do chi phí logistics thấp hơn và giá cả cũng mềm hơn. Trong khi thị trường Trung Quốc vẫn còn khủng hoảng bất động sản chưa thể giải quyết lại còn thêm sự bùng phát của biến thể Omicron mới khiến Chính quyền trở lại duy trì chính sách “Zéro – covid” khiến giá tiêu chưa thể khởi sắc trong ngắn hạn. Giá cà phê tăng vọt cũng góp phần đẩy giá tiêu vào thế bất lợi.
Trong khi giá tiêu khô liên tục sụt giảm, hiện nay, nhiều thương lái đang tìm đến các nhà vườn trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để thu mua hạt tiêu xanh với mức giá trên 50.000 đồng/kg. Được thương lái thu mua với mức giá hợp lý, nhiều người dân đã sẵn sàng thu hái, bán tiêu xanh cho thương lái.
Theo IPC, tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Ấn Độ. Đánh giá chung, nhu cầu toàn cầu yếu hơn so với mọi năm, đặc biệt là sức mua sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.
© thitruongbiz.vn