Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
Cụ thể, giá cà phê Arabica đã tăng 1,33%, lên mức cao nhất trong 27 năm qua, trong khi giá Robusta cũng tăng 1,27%, tiệm cận ngưỡng 5.200 USD/tấn.
Tại Minas Gerais, bang trồng cà phê lớn nhất Brazil, lượng mưa ở mức 6mm, tương đương 10% mức trung bình lịch sử, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung cà phê tại Brazil.
Trước đó, vùng trồng cà phê chính của Brazil đã trải qua giai đoạn khô hạn lịch sử kéo dài, khiến giới phân tích đồng loạt giảm dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2025-2026 cũng như vụ 2024-2025.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê, trong 15 ngày đầu tháng 11, Việt Nam chỉ xuất khẩu 20.933 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu trên 121,79 triệu USD, giảm 44,8% về lượng nhưng tăng 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông thường các năm trước, khối lượng xuất khẩu tháng 11 tăng dần khi nông dân đã bước vào giai đoạn thu hoạch chính vụ. Tuy nhiên, số liệu năm nay đã phản ánh hiện tượng khác thường: Giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh.
Nguyên nhân chính là do giá cà phê leo cao, khiến không tìm được điểm cân bằng về giá giữa bên cung và bên cầu, người mua đợi giá hạ, còn người bán đợi giá tăng. Hai bên chưa tìm được giá chung để tiến hành thương vụ nên nhiều giao dịch bị chững lại. Thậm chí nhiều chủ thương lái “ém hàng” đợi giá cà phê lên cao hơn mới tung ra thị trường. Khách mua hàng quốc tế thì vẫn còn hàng dự trữ nên chưa vội chốt đơn.
Theo MXV, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá ngô đã giảm hơn 1%, phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Thị trường chịu sức ép sau tuyên bố áp thuế đối với các đối tác thương mại lớn của tổng thống đắc cử Donald Trump.
Bên cạnh đó, theo dự báo của CONAB, nhờ điều kiện thuận lợi hơn so với năm trước, sản lượng ngô niên vụ 2024-2025 của Brazil dự báo sẽ tăng 3,6% so với niên vụ trước. Trong khi đó, xuất khẩu ngô của Argentina được dự báo sẽ đạt mức cao nhất kể từ niên vụ 2020-2021, nhờ nhu cầu nhập khẩu của thế giới mạnh mẽ.
Trái với ngô, giá lúa mì đã nhận được lực mua nhẹ vào hôm qua. Thị trường được hỗ trợ bởi những lo ngại về tình hình nguồn cung từ Nga, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Hãng tư vấn Sovecon mới đây đã dự báo, xuất khẩu lúa mì niên vụ 2024-2025 giảm từ 45,9 triệu tấn xuống còn 44,1 triệu tấn, do hạn ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ được thắt chặt hơn vào năm tới. Đây là yếu tố đã góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường.
URL: https://thitruongbiz.vn/gia-ca-phe-tiep-tuc-len-dinh-do-lo-ngai-nguon-cung-tu-brazil-d26321.html
© thitruongbiz.vn