Tin mới
  • Giá dầu phục hồi, tiến sát mốc 70 USD/thùng

  • Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

  • Hà Nội 'chốt' thời gian khởi công 2 tuyến metro

  • Nhiệt điện Quảng Ninh quý II/2025 báo lãi, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đi lùi

  • Bộ Chính trị kỷ luật Cảnh cáo Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy

  • Cư dân CT2C: Trưởng ban quản trị kiêm lãnh đạo đơn vị vận hành, quyền lợi cư dân có được đảm bảo?

  • Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

  • Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h00 chiều nay

  • Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

  • Đề xuất 'rót vốn' gần 100.000 tỷ đồng làm 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao

  • Thu hồi Sữa chống nắng DSK UV của Dược phẩm VShine

  • Bảo hiểm Quân đội (MIC) được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 2.100 tỷ đồng

  • Đề xuất thí điểm cho thuê căn hộ dịch vụ ngắn ngày trong chung cư từ 1/9

  • Bộ VHTT&DL đề xuất nội dung quảng cáo: Không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế

  • Ông chủ Rượu Vodka Hà Nội, Rượu Nếp Mới thoát lỗ 6 tháng nhưng chưa 'tỉnh cơn say lỗ' quý II/2025

  • Lộ diện chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Kim Bảng 4 tại Ninh Bình

  • Thủ tướng yêu cầu rà soát, chuẩn hóa lại các thủ tục hành chính về đất đai

  • Giá vàng trong nước đi ngang, thị trường vàng thế giới chao đảo

  • Từ hôm nay khách hàng mua vé tàu đi Trung Quốc tại tất cả các nhà ga, hướng dẫn quy trình mua vé

  • GELEX Electric (GEE) lãi 1.330 tỷ đồng sau 6 tháng, doanh thu quý II/2025 tăng 22,6%

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

11:34 |  18/07/2025

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 250.000 đồng - 350.000 đồng/tháng

Dự thảo quy định đối tượng áp dụng là: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (gồm: doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận); các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Dự thảo đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng 7,2% so với mức hiện hành (trùng với phương án Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị Chính phủ). Cụ thể:

Quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 5.310.000 đồng/tháng, vùng II là 4.730.000 đồng/tháng, vùng III là 4.140.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.700.000 đồng/tháng.

Bộ Nội vụ cho biết mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 250.000 đồng - 350.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 7,2%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn khoảng 0,6% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2026 để cải thiện cho người lao động. Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 25.500 đồng/giờ, vùng II là 22.700 đồng/giờ, vùng III là 20.000 đồng/giờ, vùng IV là 17.800 đồng/giờ.

Theo Bộ Nội vụ, mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia ILO đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ từ năm 2022 đến nay.

Điều chỉnh lương tối thiểu từ 1/1/2026

Về thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu, dự thảo đề xuất thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 để đảm bảo thời gian cho doanh nghiệp chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện.

Đa số các quốc gia cũng lựa chọn thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu trùng với thời điểm bắt đầu năm tài chính để tạo thuận tiện cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã 20 lần điều chỉnh lương tối thiểu nói chung, trong đó 15/18 lần thực hiện điều chỉnh vào ngày 01 tháng 01. Những lần điều chỉnh khác thời điểm 01 tháng 01 hàng năm đều gắn với những biến động bất thường (mức lương tối thiểu hiện hành được áp dụng từ 01 tháng 7 năm 2024, thời điểm điều chỉnh này được đặt trong bối cảnh kinh tế, xã hội sau khi trải qua thời điểm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19 và bắt đầu chuyển sang trạng thái phục hồi tốt và có nhiều mặt khởi sắc).

Quy định danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu theo đơn vị hành chính cấp xã mới

Mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 74/2024/NĐ-CP được xác lập theo vùng và gắn với địa giới hành chính cấp huyện, không còn phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương sau sắp xếp chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025. Do vậy, dự thảo đề xuất mới Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV trên cơ sở kế thừa danh mục hiện hành quy định tại Nghị định số 128/2025/NĐ-CP và có sự rà soát, cập nhật theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Về áp dụng mức lương tối thiểu, dự thảo Nghị định quy định:

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Dự thảo Nghị định nêu rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động (bao gồm cả thỏa thuận về chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu) so với quy định tại Nghị định này, thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/de-xuat-tang-luong-toi-thieu-vung-72-tu-1-1-2026-d29633.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.