Các NH nằm trong danh sách này bao gồm ABBank, ACB, HDBank, Vietcombank, BIDV, LienVietPostBank, MB, OCB, SeABank, TPBank, Agribank, VIB, VietinBank, VPBank, Techcombank.
Tạpchí điện tử VietTimes thông tin từ đơn vị chuyên xếp hạng tín nhiệm Moody’s mới đây đã xác nhận việc nâng triển vọng xếp hạng đối với lĩnh vực tiền gửi nội tệ & ngoại tệ dài hạn, áp dụng với xếp hạng nhà phát hành và các khoản vay không đảm bảo được ưu tiên trả nợ của 15 ngân hàng Việt Nam.
Cụ thể thì Moody’s đã quyết định điều chỉnh mức triển vọng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của 5 ngân hàng từ mức “Tiêu cực” lên “Tích cực”, 4 ngân hàng được điều chỉnh từ mức “Ổn định” lên “Tích cực” và 6 ngân hàng từ “Tiêu cực” lên “Ổn định”.
Công bố trên của Moody’s được đưa ra sau khi đơn vị này xác nhận giữu nguyên mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành và các khoản vay không đảm bảo dài hạn được ưu tiên trả nợ của Chính phủ Việt Nam ở mức Ba3, thêm vào đó nâng triển vọng từ “Tiêu cực” lên “Tích cực”.
15 ngân hàng được Moody’s nâng bậc xếp hạng tín nhiệm (ảnh minh họa) |
Danh sách các ngân hàng được điều chỉnh mức triển vọng tín nhiệm bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Những xếp hạng như xếp hạng đánh giá tín dụng cơ sở (BCA), BCA điều chỉnh, xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của các ngân hàng nêu trên đều không bị ảnh hưởng trong lần điều chỉnh này.
Ngoại trừ có ABBANK đã bị Moody’s hạ xếp hạng BCA từ b1 xuống b2 vì vốn tự có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chi phí tín dụng cao hơn do tài sản có vấn đề ngày càng tăng. CRA và CRR dài hạn của ABBANK đều bị hạ từ Ba3(cr) xuống B1(cr) và từ Ba3 xuống B1.
Báo Kinh tế & Đô thị cho biết Xếp hạng tín nhiệm của Moody’s dành cho 15 ngân hàng Việt Nam và triển vọng lạc quan chiếm đại đa số trong danh sách điều chỉnh không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn. Thực tế, trong đánh giá xếp hạng tiền gửi và tổ chức phát hành của Moody's đối với các ngân hàng Việt Nam, sức mạnh tín dụng quốc gia là yếu tố đầu vào quan trọng; đồng thời xếp hạng hệ thống ngân hàng luôn gắn với sức mạnh nội tại và xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Moody’s trong kỳ đánh giá này đã giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm và điều chỉnh tăng triển vọng lên tích cực, tăng tới 2 bậc so với lần xếp hạng trước, cho thấy những đánh giá phù hợp với diễn biến thực tế của kinh tế Việt Nam khi đã đạt được những thành tựu ấn tượng, vượt xa nhiều quốc gia đã bị tụt lại trong đại dịch.
Xếp hạng tín nhiệm nâng triển vọng của các ngân hàng lớn ở Việt Nam, cũng là một "chứng nhận" cho khả năng vượt thách thức COVID-19 của ngành ngân hàng khi trước đó, trong đầu 2020 và giữa đại dịch, hãng tín nhiệm này đã xem xét hạ bậc tín nhiệm của 3 Công ty tài chính, 2 ngân hàng. Và trong tháng 4/2020, hãng đã chính thức hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam từ "ổn định" xuống "tiêu cực".
© thitruongbiz.vn