Thứ bảy 28/06/2025 11:23
Tin mới
  • An Thịnh liên tiếp lỗ lũy kế lên gần 57,9 tỷ đồng, vừa hút thêm 5.000 tỷ từ phát hành trái phiếu

  • Kon Tum gọi đầu tư 3 dự án đô thị gần 790ha, vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

  • Một startup AI 'lọt vào tầm ngắm' của OpenAI nhưng bị Mỹ đưa vào danh sách đen'

  • Xiaomi ra mắt xe điện 'đối đầu' Tesla, cổ phiếu lập tức tăng vọt lên mức cao kỷ lục

  • Nike ước tính thuế nhập khẩu sẽ khiến hãng tốn thêm 1 tỷ USD trước khi kịp tăng giá và điều chỉnh chuỗi cung ứng

  • Quốc hội đồng ý lập Khu thương mại tự do Hải Phòng với hàng loạt chính sách ưu đãi

  • Masan Consumer (MCH) tạm ứng cổ tức tiền mặt 25%, dự chi hơn 2.500 tỷ

  • Hơn 55.000 lô đất được miễn giấy phép xây dựng từ ngày 1/7 tại TP HCM

  • Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt lãi suất 0%

  • Gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý III/2025, bất động sản dẫn đầu

  • Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD

  • Sắp có 02 Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh

  • Giá vàng ngày 27/6 quay đầu giảm, dự báo rơi xuống ngưỡng dưới 3.000USD/ounce vào cuối năm 2025

  • Quốc hội 'chốt' áp dụng cơ chế đặc thù làm đường Vành đai 4 TP HCM

  • Bình Thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án NovaWorld Phan Thiết

  • Một Phó Tổng giám đốc Techcombank rời ghế nóng sau 15 năm gắn bó

  • Giá gạo ngày 27/6 nhích tăng nhẹ

  • Giá cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng trở lại

  • VNDirect bị khiển trách lần 2 vì vi phạm quy định ký quỹ

  • Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú thế giới

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Cúng tất niên là gì? Mâm cơm cúng tất niên 2025 cần có những gì để một năm sung túc

22:52 |  26/01/2025

Cúng tất niên có thể làm vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về nghi lễ cúng tất niên 2025.

Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là nghi lễ cúng truyền thống của người Việt Nam, thường được người dân làm vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Theo phong tục mâm cơm cúng tất niên được làm dâng cúng tổ tiên, bày tỏ lòng thành với các thần linh, vị thần đã phù hộ cho gia đình một năm vừa qua.

Cúng tất niên có thể làm vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối.

Theo đó, vào chiều cuối cùng của năm nay là 29 Âm lịch (tức 30 tết), các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà với ý nghĩa là đón ông Táo, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu, thể hiện sự sum họp, đoàn kết, ấm cúng của gia đình.

Ngày tốt cúng tất niên 2025 là ngày mấy?

Năm 2025 là năm thiếu nên các gia đình muộn nhất sẽ cúng tất niên vào ngày 29 Tết.

Theo một số chuyên gia, năm nay các gia đình có thể cúng tất niên vào ngày 26 tháng Chạp (tức 25/1/2025 dương lịch). Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19).

Còn nếu cúng vào ngày cuối cùng trong năm để đúng với phong tục từ xưa nay cha ông truyền lại thì cúng vào ngày 29 tháng Chạp (tức 28/1/2025 dương lịch). Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp: Tý (23-1), Dần (3-5), Mẹo (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19).

Mâm cỗ cúng tất niên gồm những gì?

Với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế càng phải đầy đủ hơn.

Để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên, thông thường các gia đình sẽ làm hai mâm cỗ: mâm cúng gia tiên và mâm cúng trời đất, âm linh, cô hồn.

Mâm cúng gia tiên: Đặt ở bàn thờ tổ tiên trong nhà, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Mâm cỗ này thường bao gồm các món ăn truyền thống, tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục mỗi gia đình.

Mâm cúng trời đất, âm linh, cô hồn: Đặt ngoài sân hoặc khoảng không gian trước nhà, nhằm tạ ơn thần linh, trời đất và cầu mong bình an, may mắn cho gia đình trong năm mới.

Vật phẩm và món ăn mâm cỗ cúng tất niên gồm những gì?

Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).

Hương đèn (hoặc nến): Cúng tất niên không thể thiếu hai lễ vật quan trọng này, bởi đó cũng là lễ vật. Nếu không có ánh sáng, chủ nhà có thể chọn sử dụng nến để thay thế. Ngoài ra, gia chủ nên đặt hai ngọn đèn hoặc hai ngọn nến ở hai bên bàn thờ để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

Mâm ngũ quả nên chọn các màu sắc quả tương ứng với ngũ hành kim, mộc thuỷ, hoả, thổ. Theo một số chuyên gia, gia chủ không nên đặt mâm ngũ quả ở chính giữa bát hương để không che mất trục khí chính.

Các món trong mâm cỗ thay đổi tùy theo vùng miền, về cơ bản có những món sau:

Gà luộc: Gà là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ cúng Tết, tượng trưng cho sự no đủ, may mắn và hạnh phúc.

Bánh chưng hoặc bánh tét: Đây là món ăn gắn liền với truyền thống và mang ý nghĩa của sự bền vững, đoàn viên.

Xôi gấc: Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng trong năm mới.

Thịt kho tàu hoặc thịt đông: Thịt kho tàu thường có trong mâm cỗ miền Nam, còn thịt đông là món phổ biến ở miền Bắc, mang ý nghĩa của sự sum vầy, ấm áp.

Mâm cỗ cúng tất niên của người miền Trung lại có phần đơn giản hơn, các món đặc trưng gồm giò lụa, thịt gà, thịt heo và bánh tét. Đặc biệt, hành muối cũng là món ăn không thể thiếu.

Ngoài những món ở trên, giò lụa, canh măng và dưa muối cũng là những món ăn quen thuộc thể hiện nét văn hóa cổ truyền.

Bên cạnh đó, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay để cúng tổ tiên, bao gồm các món như miến xào chay, canh rau củ nấu chay, đậu phụ chiên xào nấm, và giò chay.

Theo các chuyên gia đĩa xào ngũ sắc nên có đủ màu sắc đại diện cho ngũ hành gồm: Kim (màu trắng của nấm tuyết, nấm tươi, súp lơ trắng), mộc (màu xanh của súp lơ xanh, đậu hà lan, hoặc su hào tỉa hoa), thuỷ (màu đen của mộc nhĩ hoặc hạt tiêu đen), hoả (màu đỏ của cà rốt, ớt chuông đỏ), thổ (màu vàng nâu của nấm hương) hoặc 1 đĩa rau củ luộc thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng , 1 đĩa chè kho hoặc chè sen long nhãn bột sắn, cơm trắng và trứng luộc.

(Theo quan niệm dân gian trong mâm cơm cúng nên có bát cơm quả trứng để gia tiên có thức ăn quanh năm, luôn no đủ, từ đó sẽ phù hộ cho con cháu cũng no đủ quanh năm).

Khi mâm cỗ đã được chuẩn bị xong, người lớn tuổi trong gia đình hoặc chủ nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn. Những người còn lại sẽ làm lễ theo. Lễ cúng này là tấm lòng thành của con cháu, gửi gắm lời mời ăn Tết tới các thần linh, tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/cung-tat-nien-la-gi-mam-com-cung-tat-nien-can-co-nhung-gi-de-mot-nam-sung-tuc-d26976.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.