Thứ ba 13/05/2025 22:43
Tin mới
  • Bamboo Capital lần thứ hai thay Tổng giám đốc

  • Một Tổng Giám đốc tạm ứng 54,16 tỷ đồng, chiếm 95,6% tổng tài sản đầu tư tài chính không qua cổ đông

  • Giá chung cư chững lại, giá biệt thự tiếp tục đà tăng

  • Dự kiến giáo viên mầm non sẽ được tăng phụ cấp lên 45-80%

  • Bán rẻ khu đất công Bến Vân Đồn, loạt cựu lãnh đạo Vinafood II nhận án tù riêng Cựu Chủ tịch HĐQT không phải ngồi tù

  • Xuất khẩu gần 26.600 tấn hồ tiêu các loại trong tháng 4/2024

  • Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

  • 4 tháng đầu năm 2025 ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đạt 52.870 xe, khẩu vị người tiêu dùng thay đổi

  • Cổ phiếu VPL của Công ty Vinpearl chào sàn tăng đỉnh nóc kịch trần, vốn hóa vượt 150.000 tỷ đồng

  • Thư ký HĐQT Thủ Đức House đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu TDH giữa lúc cổ phiếu TDH 'tái sinh' 93% sau 1 tháng

  • Đầu tư Hải Phát lùi ngày đáo hạn 60 tỷ đồng trái phiếu

  • Cổ đông MBS sắp được mua 68,7 triệu cổ phiếu rẻ hơn 63% so với thị giá

  • VN-Index tăng hơn 10 điểm, nhóm ngân hàng, chứng khoán khoe sắc xanh

  • Bắt tạm giam nguyên cục trưởng cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế liên quan vụ án sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn TPCN giả

  • Đề nghị Công ty Nguyễn Kim bồi thường 68,7 tỷ đồng trong vụ 'đất vàng' Bến Vân Đồn, cựu Tổng Giám đốc Vinafood II từ 5 - 6 năm tù

  • Chuẩn bị khai thác Cảng hàng không Long Thành

  • Trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết 2026

  • Ngân hàng Quốc dân (NCB) được chấp thuận tăng vốn lên gần 19.300 tỷ đồng

  • Sau 6 năm tạm dừng, ACV muốn chia cổ tức gần 65%

  • Xuất hiện tình trạng giá đất nền tăng nhanh cục bộ ở một số địa phương, đầu tư theo 'sóng tin đồn' nguy cơ gặp rủi ro

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Cạn room tín dụng, đã đến lúc ngân hàng thay đổi "khẩu vị"

10:30 |  28/06/2022

Đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Dù còn cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% nhưng nhiều ngân hàng ngay từ hồi cuối tháng 5 đã đồng loạt xin được cấp thêm hạn mức (room) tín dụng.

Khách hàng giao dịch tại ngân hàng. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, tại một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tín dụng của ngân hàng đã đạt gần 9% sau 4 tháng đầu năm so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10%; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng 8% tại cùng thời điểm trên, dù room được cấp là 10%; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khi đạt mức tăng trưởng tín dụng tới 14,3% ngay sau quý I/2022, gần chạm trần mốc 15% được cấp.

Một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... cũng trong tình trạng tương tự.

Lãnh đạo các ngân hàng nhìn nhận nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao kể từ cuối năm 2021 và dự báo từ nay đến cuối năm sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp theo gói 40.000 tỷ đồng từ ngân sách cũng đang được toàn ngành ngân hàng gấp rút triển khai. Do đó, để đáp ứng cơn "khát vốn" cho phục hồi tăng trưởng, lãnh đạo các ngân hàng đồng loạt kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sớm nới room tín dụng phù hợp.

Tuy nhiên, nới room tín dụng liệu có giải được cơn "khát vốn" của doanh nghiệp? Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bày tỏ quan điểm khi room tín dụng của các ngân hàng đã gần cạn, sẽ rất khó triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế, bao gồm cả chương trình hỗ trợ lãi suất 2%.

Dù vậy, với vai trò là cơ quan điều hành, trước áp lực lạm phát toàn cầu đang tăng cao, ông Hùng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cân nhắc kỹ việc nới room để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát trong nước.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện có ngân hàng gần cạn room nhưng cũng có những ngân hàng vẫn còn room tín dụng và đây là cơ hội để các ngân hàng xem xét lại khẩu vị rủi ro, cơ cấu lại chất lượng tín dụng.

Trên thực tế, lãnh đạo một ngân hàng cho biết để gỡ thế khó khi room tín dụng gần cạn, ngân hàng phải linh hoạt cơ cấu lại dư nợ, hướng dòng vốn vào cho vay ngắn hạn, vay lưu động, bổ sung vốn kinh doanh....

Thông thường cạn room tín dụng, các ngân hàng sẽ xin cơ quan quản lý cấp thêm nhưng không phải ngân hàng nào cũng được chấp thuận. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng trả lời chất vấn trước Quốc hội rằng ngân hàng nào cũng muốn tăng trưởng tín dụng nhiều, nhưng nếu đáp ứng hết hạn mức mong muốn của ngân hàng thương mại thì Việt Nam sẽ không ổn định được vĩ mô như hiện nay.

Với tốc độ tăng trưởng lớn, nếu không kiểm soát room tín dụng, áp lực lạm phát sẽ rất lớn, áp lực tăng lãi suất huy động cũng rất cao, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo. "Trước đây khi không kiểm soát room tín dụng, một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng rất cao, lên tới trên 30%, tạo ra những cuộc đua lãi suất để huy động nguồn tiền cho vay", Thống đốc cho hay.

Nhìn lại từ đầu năm đến nay, trước tốc độ tăng trưởng của tín dụng, cuộc đua lãi suất cũng đã tăng nhiệt trở lại sau hơn 2 năm neo ở mức thấp. Báo cáo mới phát hành của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VBCS) cho biết lãi suất huy động kể từ đầu năm đến nay đã nhích tăng khoảng 0,3-0,8%/năm; trong đó, kỳ hạn 12 tháng có mức tăng đạt xấp xỉ 0,7%/năm.

Xét riêng trong tháng 6, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất thêm từ 0,1-0,4%/năm tùy từng kỳ hạn như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)... Trong đó, SCB đang là một trong những ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhất ở kỳ hạn 12 tháng với 7,3%/năm.

Đáng chú ý, trong lần điều chỉnh lãi suất này còn có cả các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước. Theo đó, lần đầu tiên trong suốt 3 năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1%/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, áp dụng ở mức 5,6%/năm. Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất huy động trực tuyến cũng đã được cộng thêm 0,1%/năm so với hình thức gửi tại quầy.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 12, 24 và 36 tháng lên mức 6,4%/năm, thêm 0,3%/năm so với hồi tháng 5/2022. Hay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), khách hàng gửi tiền lần đầu cũng được tặng lãi suất thêm tới 0,5%/năm....

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/can-room-tin-dung-da-den-luc-ngan-hang-thay-doi-khau-vi-d6729.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.