Tin mới
  • TP HCM: Đề xuất áp dụng 3 bảng giá đất tđến cuối năm 2025, đất ở có nơi gần 688 triệu đồng/m2

  • Xuất khẩu chả cá và surimi trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 140 triệu USD

  • Dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2023

  • Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới nhất có mức cao nhất là 20 triệu đồng

  • OCB lần đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt

  • Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

  • Doanh nghiệp không tự công bố thực phẩm bổ sung, siết chặt hậu kiểm, công khai chỉ tiêu chất lượng

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch công viên rộng 60,4ha tại Mê Linh

  • TP HCM: 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, đợt 2 công bố vào ngày 15/7

  • Becamex IDC tiếp tục có thay đổi ở cấp lãnh đạo

  • Cổ phiếu của Bamboo Capital, Xây dựng Tracodi bị cảnh báo

  • Xuất khẩu cà phê ước đạt 5,5 tỷ USD, vượt mốc kỷ lục của cả năm 2025

  • Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

  • 6 dự án đô thị lớn hơn 46.000 tỷ đồng tại Quảng Trị tìm nhà đầu tư

  • Sàn thương mại điện tử đóng thuế thay người bán, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?

  • Giá dầu đi lùi, lo ngại thuế quan Mỹ kìm hãm

  • Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh

  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • FPT Retail sắp phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Bộ Y tế đưa ra lưu ý về việc mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

08:00 |  27/10/2021

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi quảng cáo, gọi điện xưng bác sĩ... tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau:

1. Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

2. Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

3. Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

2. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;

3. Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

4. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

5. Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Trước đó, như tạp chí Kinh doanh biên mậu đưa tin về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Top Men có địa chỉ tại số 10 tập thể giáo viên, đường Trung Yên 6, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, do ông Lê Văn Lĩnh là người đại diện pháp luật.

Mặc dù công ty Opportunity Việt Nam chỉ mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 13/10/2020, nhưng đã nhanh chóng cho ra được sản phẩm TPBVSK Top Men, và được quảng cáo rộng rãi trên khắp các website, các trang mạng xã hội, và thổi phồng như một loại thần dược, giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lực và sinh lý nam giới, giúp làm giảm nguy cơ mãn dục nam sớm.

Quảng cáo trên fanpage có tên Topmen Vietnam gây hiểu nhầm về công dụng điều trị như thuốc).
Quảng cáo trên fanpage có tên Topmen Vietnam gây hiểu nhầm về công dụng điều trị như thuốc.

Tại trang website topmen.vn có giới thiệu Top Men đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận công bố số 10705/2020/ĐKSP. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại ở nhà máy đạt chuẩn GMP Santex. Ngoài ra tại nhiều trang mạng xã hội, sản phẩm Top Men dàn dựng nhiều clip, hình ảnh của các y bác sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo thu hút khách hàng. Điều đáng nói, các quảng cáo đó luôn giới thiệu Top Men điều trị dứt điểm yếu sinh lý, xuất tinh sớm ngay sau một liệu trình, lâu hơn, dài hơn, tăng kích thước, khiến nhiều người tiêu dùng đã lầm tưởng đây là thuốc và có công dụng như "thần dược". Bằng những quảng cáo kiểu lừa dối khách hàng của sản phẩm Top Men, đã ngang nhiên vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật.

Ảnh: Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm trên website topmen.vn.
Ảnh: Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm trên website topmen.vn.

Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó quy định rõ việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc". Và Khoản 4, Điều 70 Nghị định 158/2013, được sửa đổi tại Nghị định 28/2017 quy định cấm Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng.

Theo một nguồn tin từ giới TPBVSK cho biết, mặc dù ông Lê Văn Lĩnh là người đại diện pháp luật của công ty Opportunity Việt Nam, nhưng người chủ thực sự đứng sau công ty này lại là một người khác, rất có thế lực, nên đơn vị này mắc nhiều sai phạm, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy bị xử lý theo quy định.

Nguồn tin này cho biết thêm, người đang đứng ra tiêu thụ sản phẩm Top Men là một "bà trùm" rất nổi tiếng và cũng đầy tai tiếng trong lĩnh vực TPBVSK, với biệt danh là Nhung Gobig. Thời gian qua, mặc dù Cục ATTP, Bộ Y tế đã quyết liệt xử lý hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực TPBVSK, thế nhưng, vì siêu lợi nhuận, nên nhiều đối tượng đã hình thành bè nhóm lợi ích, bất chấp các quy định của pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng của nhân dân để trục lợi, khiến nhiều người dân dính phải những bẫy lừa đảo của chúng.

Đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra xử lý dứt điểm những vi phạm của nhãn hàng Top Men, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, tránh gây bức xúc cho nhân dân.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/bo-y-te-dua-ra-luu-y-ve-viec-mua-va-su-dung-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-d3331.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.